Người đàn ông và người phụ nữ đè phần răng sắc nhọn của chiếc bẫy nằm ngang ra đất, giúp bánh xe lăn qua an toàn.
Chiếc bẫy nằm trên một con đường ở thành phố Raipur, bang Chhattisgarh. Mục tiêu của chính quyền địa phương là ngăn chặn các phương tiện đi ngược chiều. Tuy nhiên, những gì diễn ra trong video cho thấy biện pháp này gần như vô tác dụng.
Phần răng nhọn của bẫy hướng về một chiều đường – là chiều ngược lại của luồng giao th.ông được phép hoạt động. Nếu đi đúng chiều, khi bánh xe lăn qua, phần răng nhọn sẽ bị đè xuống và kh.ông ảnh hưởng đến phương tiện. Nhưng nếu đi ngược, bánh xe sẽ bị những chiếc răng sắt có thể l.àm thủng lốp.
Để giúp các phương tiện – chủ yếu là xe máy – đi ngược chiều, một người đứng đè lên phần đầu nhọn nằm ngang ra đường và xe đi qua an toàn.
Bẫy ch.ông trên một con đường khác ở Ấn Độ, với một phần đã bị xê dịch, vừa đủ chỗ cho xe máy đi qua. Ảnh: TOI
Thực tế ở Ấn Độ, một trong những dạng vi phạm giao th.ông phổ bi.ến nhất là đi ngược chiều, theo Cartoq. Thậm chí, nhiều người thực hiện hành vi này mà kh.ông hề coi đó là một vi phạm. Cách tham gia giao th.ông bất chấp chỉ để tiết kiệm vài phút hoặc một chút nhiên liệu có thể dẫn tới những va c.hạm kh.ông đáng có.
Chiếc bẫy ch.ông này được lắp đặt trên nhiều con đường ở Ấn Độ và chỉ có hiệu quả trong ít ngày đầu. Người dân nhanh chóng nhận ra cách bi.ến thiết bị này thành vô dụng, thậm chí có nơi, bẫy bị tháo khỏi m.ặt đường.
Ngay trong video trên cũng cho thấy một vi phạm phổ bi.ến khác ở Ấn Độ: người đi xe máy kh.ông đội mũ bảo h.iểm.