Theo quy định điều 6, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp bị tịch thu xe máy như sau:
– Những trường hợp mà người điều khiển xe máy buông cả hai tay; dùng chân điều khiển xe máy; ngồi về một bên khi đang điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe, đổi người điều khiển khi xe đang chạy; xoay người về phía sau hoặc bịt mắt điều khiển xe sẽ bị thu phương tiện giao thông.
– Những trường hợp người điều khiển xe máy có hành vi lạng lách hoặc đánh võng khi điều khiển xe trên đường bộ trong hay ngoài đô thị sẽ bị tịch thu phương tiện.
– Những trường hợp người điều khiển xe máy chạy xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy xe bằng hai bánh đối với xe ba bánh bị tịch thu phương tiện
Cạnh đó, tại khoản 15, điều 30 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi quy định về những trường hợp bị tịch thu xe máy:
Trường hợp nào xe máy bị tịch thu phương tiện
– Những trường hợp người điều khiển sử dụng xe tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông cũng bị tịch thu xe máy.
– Những trường hợp người điều khiển xe máy không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện trong các trường hợp như không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp.
Ngoài ra, tại khoản 14, khoản 15, điều 30 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, chủ phương tiện sẽ bị tịch thu xe máy nếu có hành vi vi phạm sau đây:
Xe máy phạm 8 lỗi này sẽ bị tịch thu phương tiện
– Những trường hợp điều khiển xe máy mà tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.
– Những trường hợp điều khiển phương tiẹn nhưng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp.
– Điều khiển phương tiện nhưng hông có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.