Giá vàng tăng sốc rồi lại giảm đột ngột sau yêu cầu khẩn thanh tra thị trường, không để chậm trễ hơn. Sau 2 ngày, mỗi lượng vàng đã giảm gần 5 triệu đồng/lượng, về dưới 90 triệu đồng.
Báo Dân Trí ngày 14/5 đưa thông tin với tiêu đề: Giá vàng giảm tiếp, về dưới 90 triệu đồng/lượng. Với nội dung như sau:
Giá vàng trồi sụt
Sáng 14/5, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại 86-89 triệu đồng/lượng, giảm 1,5 triệu đồng ở chiều bán và 1 triệu đồng ở chiều mua so với giá đóng cửa phiên hôm qua. Chênh lệch 2 chiều mua và bán nâng từ 2,5 triệu đồng lên 3 triệu đồng.
Giá vàng nhẫn trơn bình ổn, được giao dịch tại 74,6-76,3 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 50.000 đồng mỗi chiều.
Theo thông báo từ Ngân hàng Nhà nước, phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng lần thứ 6 sẽ được tổ chức vào sáng nay để tăng cung cho thị trường. Giá tham chiếu để doanh nghiệp đặt cọc là 88 triệu đồng/lượng.
Thực tế, số lượng vàng miếng lưu thông trên thị trường không thay đổi trong hơn một thập kỷ qua, chủ yếu được người dân cất giữ hoặc được mua đi bán lại. Chỉ tới 2 tuần gần đây, 5 phiên gọi thầu được Ngân hàng Nhà nước tổ chức đã thêm lượng cung ra thị trường nhưng không đáng kể, chỉ 6.800 lượng.
Tại thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.336 USD/ounce, giảm 24 USD so với trước đó. Chênh lệch giữa vàng miếng trong nước và thế giới hiện là 16-18 triệu đồng/lượng còn với vàng nhẫn là 5-6,5 triệu đồng/lượng tùy thời điểm.
Giá USD tự do, ngân hàng cùng tăng
USD-Index – thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn – hiện đạt 105,3 điểm, tăng 3,83% từ đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.269 đồng, tăng 3 đồng so với phiên liền trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.055-25.482 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.152-25.482 đồng, tăng 3 đồng mỗi chiều theo điều chỉnh từ nhà điều hành tiền tệ. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.225-25.482 đồng, cũng ở mức trần cho phép.
Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.670-25.750 đồng/USD (mua – bán), giảm 50 đồng mỗi chiều.
Tiếp dến, báo Tiền Phong cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Giá vàng SJC giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Nội dung được báo đưa như sau:
Vào lúc 7h30, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 87,5 – 90 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, giảm 1,3 triệu đồng/lượng so với sáng qua. Cùng là loại vàng miếng SJC nhưng đây là doanh nghiệp niêm yết giá cao nhất thị trường.
Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng 87 – 89 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, giảm 200.000 đồng/lượng so với sáng qua.
Công ty vàng Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC 87 – 89 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm, giá vàng thế giới ở mức 2.338 USD/ounce, giảm 27 USD/ounce so với sáng qua.
Giá vàng giảm miếng SJC giảm liên tiếp sau khi lên đỉnh 92,4 triệu đồng/lượng vào ngày 10/5. Thế nhưng, mức giảm này được đánh giá vẫn chưa về mốc trước khi bước vào “sóng” vàng.
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện đấu thầu 16.800 lượng vàng với giá cọc được nâng lên 88 triệu đồng/lượng. Điểm mới của lần đấu thầu này ngoài giá cọc là khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu tối thiểu còn 5 lô (tương đương 500 lượng vàng), giảm 2 lô so với gọi thầu lần 5 và giảm 9 lô so với các phiên trước. Khối lượng đấu thầu tối đa 40 lô (tương đương 4.000 lượng).
Theo các chuyên gia, giá cọc tuỳ còn cao nhưng khối lượng đã giảm để doanh nghiệp dễ đặt thầu và ai có nhu cầu mua lớn có thể đặt tối đa.
Đây là lần thứ 6 Ngân hàng Nhà nước gọi thầu và trước đó chỉ có 2 lần đấu thấu thành công. Thế nhưng, sau mỗi lần đấu thầu, giá vàng miếng tăng phi mã.
Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia vàng Trần Duy Phương cho rằng, các đơn vị tham gia đấu thầu chỉ đấu giá bằng đúng giá này. Với giá thế giới tiếp tục ổn định ở mốc 2.350 USD/ounce, giá vàng miếng trong tuần này sau đấu giá 1- 2 phiên sẽ hạ nhiệt còn 85 triệu đồng/lượng.
“Mức giá này vẫn còn cao, khi lượng cung vàng càng nhiều qua đấu thầu có thể khiến giá tối đa về mốc 80 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng miếng SJC cao hơn thế giới khoảng 7 – 8 triệu đồng/lượng. Giá vàng sẽ giảm mạnh hơn nữa khi giá thế giới tiếp tục giảm sâu”, ông Phương nói.
Trước diễn biến phức tạp của giá vàng SJC, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khẳng định sẽ tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu vàng miếng cung ứng ra thị trường với khối lượng và tần suất phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.
Với thị trường tiền tệ, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 24.266 đồng/USD, tăng mạnh 21 đồng/USD so với hôm qua. Các ngân hàng thương mại giao dịch đồng USD mua vào 25.149 đồng/USD, bán ra 25.479 đồng/USD.