Cụ thể, không rõ trường học mà người này đang công tác, nhưng trong bài giảng về Triết học của mình, vị giảng viên có những lời nói đầy cay nghiệt hướng về phía cả chàng trai trẻ lẫn những người bày tỏ sự tiếc thương cho anh.
Như đã thấy, vị giảng viên không ngần ngại gọi Mèo Béo là “thằng bất hiếu”, “dại gái” và thậm chí vị này còn thẳng thắn: “Ối giồi ôi, giúp em an nghỉ, c.hết c* nó rồi còn an nghỉ cái gì nữa […] Bao nhiêu người để hoa để quà trên cầu và những người đấy là những người bị thần kinh”.
Không chỉ dùng lời lẽ nặng nề không phù hợp với môi trường giảng đường, vị giảng viên này còn có thể cho thấy là có hành động coi thường cảm xúc của người khác, không hiểu tường tận vấn đề khi ngay chính chị gái của Mèo Béo cũng đã chia sẻ rằng gia đình cha mẹ bỏ rơi 3 chị em từ nhỏ. Bản thân cô chị cũng vì công việc quá bề bộn mà không dành đủ sự quan tâm cho em trai. Bản thân Mèo Béo cũng ít khi chia sẻ với mẹ, chị và em gái.
Đáng nói, hùa theo vị giảng viên, có rất nhiều dân mạng dùng những lời lẽ không hay cho người đã khuất.
Chưa kể, việc sống thiếu thốn sự dạy bảo của cha từ nhỏ có lẽ cũng ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và bản lĩnh của Mèo Béo. Một thanh niên trẻ t.uổi không có sự hỗ trợ của người đàn ông trong gia đình là chuyện vô cùng thiệt thòi. Rõ ràng không thể lấy những quy chuẩn chung để đ.ánh giá sự việc. Chưa kể, bản thân Mèo Béo sinh ra lớn lên ở Trung Quốc – nơi những áp lực về t.iền bạc là rất cao. Hơn nữa, anh đã có ý thức tự lập từ sớm, đó cũng là một ưu điểm. Trước khi gặp Đàm Trúc, thậm chí Mèo Béo còn rất nổi tiếng và tự nuôi sống được bản thân nhờ việc cày thuê.
Hơn nữa, Đàm Trúc rõ ràng là có hành vi cố tình lợi dụng tình cảm của Mèo Béo. Bản thân cô này không hề cư xử như những người con gái đàng hoàng. Thậm chí, nếu đó là một âm mưu có kế hoạch, tính toán, thì hoàn toàn có thể điều tra để quy Đàm Trúc vào những vi phạm pháp luật như L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản.
Những nhận định có phần chủ quan của vị giảng viên, dù với mục đích tích cực, nhưng rõ ràng là lời lẽ không hề phù hợp. Thậm chí còn có phần lệch lạc, làm ảnh hưởng nhận thức của một bộ phận giới trẻ do chính người này giáo dục hàng ngày.
Trở lại với diễn biến mới nhất trong vụ Méo Béo, gần đây, nhãn hàng McDonald’s đã lên tiếng xin lỗi sau khi lấy câu chuyện của chàng trai 21 t.uổi để làm content bán hàng.
Trao đổi với PLO về vụ việc của McDonald’s, Tiến sĩ văn hóa Lưu Tuấn Anh nhận định việc kiếm bất kỳ lợi ích gì từ nỗi đau, sự mất mát của người khác đều đáng lên án.
“Các nhãn hàng ngoài việc làm sao để kiếm được lợi nhuận cao thì cũng cần đảm bảo yếu tố đạo đức trong kinh doanh, đảm bảo không đi ngược lại với đạo đức làm người, có như vậy thì nhãn hàng đó, thương hiệu đó mới có sức sống lâu bền.
Kiếm lợi từ sự mất mát của người khác chỉ là cái lợi nhất thời, nhưng để phát triển bền vững thì môi trường kinh doanh phải có nền tảng văn hóa kinh doanh tốt. Nền tảng đó được xây dựng từ văn hóa của từng quốc gia nói riêng và văn hóa thế giới nói chung, ở đây cụ thể là việc đối nhân xử thế đúng mực” – TS Lưu Tuấn Anh cho hay.
Cũng theo TS Lưu Tuấn Anh, mỗi người chúng ta cũng như các nhãn hàng, với tư cách là một thành viên, một tế bào của xã hội cần tôn trọng lẫn nhau, không nên và đúng hơn là không được chà xát thêm vào nỗi đau của người khác; đừng vì lợi ích nhỏ trước mắt, hay vì quan điểm, định kiến cá nhân mà làm tổn thương cũng như kiếm lợi trên sự mất mát của người khác, cụ thể ở đây là câu chuyện của Mèo Béo” – TS Lưu Tuấn Anh bày tỏ.