Học lỏm bó quyết đánh lái vô lăng sao cho “nghệ” và an toàn từ tài xế 30 năm kinh nghiệm

Khi học lái xe ô tô các tài xế sẽ học cách đánh vô lăng. Đây là một kỹ thuật quan trọng mà tất cả các tài xế đều cần phải nắm bắt chắc chắn. Khi lái đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh cũng như hạn chế được va chạm tai nạn xảy ra.

1. Hướng dẫn cách cầm vô lăng đúng kỹ thuật

Trước khi biết được cách đánh vô lăng như nào đúng chuẩn thì bạn phải nắm chắc cách cẩm vô lăng. Nếu như cầm vô lăng tay lái sai cách sẽ khiến tài xế khó kiểm soát tay lái và không thể chủ động xử lý các tình huống nguy hiểm phát sinh. Đây là một việc gây nguy hiểm khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Cầm vô lăng theo kiểu 9 giờ 15 phút là đúng chuẩn

Cách cầm vô lăng tay lái đúng cách, dễ kiểm soát nhất đó là kiểu 9 giờ 15 phút (kim ngắn chỉ số 9 và kim dài chỉ số 3). Nghĩa là tay trái đặt ở vị trí 9 giờ, tay phải đặt ở vị trí 3 giờ như trên đồng hồ. Với cách cầm vô lăng này sẽ giúp tài xế điều hướng rẽ trái, rẽ phải cũng như quay đầu xe dễ dàng hơn. Đồng thời có thể thực hiện một số thao tác thuận tiện khác như: bật đèn, gạt cần số, xi nhan,…

Khi đi trên đường bằng, người lái nên đặt ngón tay vào phía trong vô lăng, các ngón tay còn lại nắm hờ. Ở đoạn đường đi off-road nên đặt ngón tay cái tì lên vành vô lăng. Ngoài ra người tài xế cần chú ý khoảng cách từ vai đến vô lăng, khoảng cách hợp lý là từ 25 – 30 cm. Khủy tay tạo một góc khoảng 120 độ với tay lái, không nên để tay quá cao hoặc quá thấp với vô lăng để tránh mỏi tay, khó đánh lái.

2. Kỹ thuật cách đánh vô lăng chuẩn xác 

Đánh lái vô lăng ô tô là thao tác cơ bản nhất mà bất cứ người tài xế nào cũng cần phải nắm rõ khi lái xe. Kỹ thuật này giúp chủ phương tiện có thể điều khiển xe dễ dàng đi đúng lộ trình và đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro va chạm gây nguy hiểm. Cách đánh vô lăng không hề khó khi thực hiện như sau:

1. Cách đánh vô lăng kiểu kéo đẩy

Đánh lái kiểu chéo đẩy sẽ thực hiện bắt đầu từ vị trí cầm lái chuẩn. Người tài xế sẽ xoay vô lăng cùng chiều với hướng di chuyển theo mong muốn. Chẳng hạn khi muốn rẽ trái người tài xế đánh lái vô lăng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Trang bị cách đánh vô lăng đúng chuẩn sẽ đảm bảo quá trình lái xe dễ dàng hơn

Lúc này vị trí tay phải từ hướng 3 giờ sẽ đưa lên cao theo hướng 12 giờ và tay trái thả lỏng ở vị trí 12 giờ. Tiếp theo đó tay trái quay vô lăng theo hướng vị trí 6 giờ cho đến khi xe di chuyển đến vị trí như mong muốn rồi giữ vô lăng và trả lái. Nếu như muốn rẽ phải thực hiện các bước tương tự như rẽ trái nhưng theo hướng ngược lại.

2. Cách đánh vô lăng bằng một tay

Đánh lái bằng một tay có nghĩa là chỉ sử dụng tay trái hoặc tay phải để điều khiển vô lăng ô tô. Cách thực hiện tương tự như đối với điều khiển ô tô bằng hai tay nhưng ở đây sẽ dùng tay trái hoặc tay phải để đánh lái. by Chen

Đối với những người mới thì không nên sử dụng cách đánh lái vô lăng này bởi đây là một kỹ thuật khá phức tạp. Để đảm bảo an toàn tối ưu nhất người lái nên phối hợp cả hai tay để đánh lái và trả lái.

3. Cách đánh vô lăng kiểu bắt chéo tay

Phương pháp đánh lái vô lăng ô tô này thực hiện tương tự như cách đánh lái kiểu kéo đẩy. Tuy nhiên điểm phối hợp giữa hai tay sẽ không trùng nhau mà tạo thành hình chữ X.

Lái xe nên quan sát kỹ trước sau

Trường hợp muốn rẽ trái tay phải từ vị trí 3 giờ sẽ đánh lái vô lăng theo ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí 10 giờ. Tay trái lúc này sẽ đặt ở vị trí 2 giờ và đón tay lái. Tiếp theo là đặt tay phải ở vị trí 6 giờ đến đón vô lăng từ phía tay trái đưa đến. Người tài xế sẽ thực hiện thao tác này cho đến khi xe ô tô quay theo đúng hướng mong muốn là được.

Cách đánh lái này có ưu điểm là góc quay vô lăng rộng sẽ giúp tài xế thực hiện đánh lái, trả lái tốc độ nhanh hơn, đặc biệt là trong những tình huống cua gấp. Ngoài đánh lái thì người tài xế cũng cần phải nắm rõ thành thạo kỹ thuật trả lái an toàn. Thao tác này sẽ điều khiển vô lăng theo hướng ngược lại với cách đánh lái trong khi vẫn giữ thẳng các bánh xe.

Trả lái là người điều khiển quay vô lăng sang trái và trả lái ngược lại với bên phải. Khi thực hiện kỹ thuật trả lái này cần phải đảm bảo sao cho vô lăng quay trở lại đúng vị trí ban đầu trước khi đánh lái. by Chen

Một số điều cần lưu ý khi đánh lái vô lăng

Khi đánh lái và trả lái trên vô lăng xe ô tô, người tài xế cần phải lưu ý một số những điều sau:

  • Không nên vê vần vô lăng bằng lòng bàn tay, bởi lòng bàn tay dễ ra mồ hôi gây trơn trượt vô lăng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
  • Không được quay vô lăng bằng cách nắm chấu vô lăng, điều đó sẽ khiến hạn chế phạm vi hoạt động.
  • Nên tập thói quen xoay vô lăng bằng hai tay để kiểm soát lực tốt hơn khi điều khiển xe ô tô.

Tập thói quen điều khiển vô lăng bằng hai tay để mang đến sự thuận tiện