Khi ô tô gặp sự cố hoặc bị ngập trong nước, ô tô chạy xăng hay ô tô điện sẽ an toàn hơn

Nếu xe điện gặp sự cố hay tai nạn, mạch điện cao thế sẽ bị cắt hoàn toàn khi túi khí được bung ra và xe sẽ không thể lái được. Cần lưu ý rằng đây là một đặc điểm rất khác so với xe chạy xăng và xe có động cơ khác. Vậy tại sao mạch điện cao thế lại bị cắt khi xảy ra sự cố?

Báo Ngôi Sao năm 2023 đưa thông tin với tiêu đề: Khi ô tô gặp sự cố hoặc bị ngập trong nước, ô tô chạy xăng hay ô tô điện sẽ an toàn hơn. Với nội dung như sau:

Xe hybrid (sử dụng song song hai nguồn động cơ là động cơ đốt trong và động cơ điện), xe plug-in hybrid (sự kết hợp giữa xe chạy bằng xăng truyền thống và xe chạy bằng điện hoàn toàn) và xe điện thuần túy đều được trang bị pin điện áp cao. Và khi cảm biến phát hiện tác động của vụ tai nạn, mạch điện cao thế sẽ tự động ngắt và về cơ bản không có nguy cơ bị điện giật.

Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ. Nếu lực lượng cứu hộ phải ngắt kết nối xe hoặc xe bị va chạm mạnh và không thể giữ nguyên hình dạng ban đầu thì vẫn có nguy cơ bị điện giật ngay cả khi ngắt mạch điện. Khi ngắt kết nối xe, phần ắc quy không thể ngắt kết nối được. Không giống như bình xăng, đặc biệt là ở xe điện, ắc quy thường rất lớn và nằm ở phía dưới của xe nên có những phần có thể cắt được và có những phần không thể cắt được.

Bạn có bị điện giật nếu xe ngâm mình trong nước không?

Nếu ngâm lâu trong nước có thể bị ngâm bên trong pin. Nếu pin điện áp cao tiếp xúc với nước sẽ gây đoản mạch giữa các cực. Không giống như ô tô chạy xăng, “hai” cực của pin được cách điện với thân xe. Đầu tiên, thân máy và pin không được kết nối. Vì thế dù có chạm vào cơ thể cũng gần như không có điện.

Ngoài ra, khi nguồn điện 12V của ắc quy cao thế bị cắt, ắc quy cao áp sẽ bị ngắt khỏi ô tô thông qua công tắc contactor bên trong của ắc quy. Nếu ắc quy 12V chưa được xả hết hoặc máy tính phát hiện bất thường ở trạng thái hoạt động, ắc quy điện áp cao sẽ ngắt kết nối và chuyển sang trạng thái an toàn. Không có điện áp được áp dụng cho cáp điện áp cao.

Xe xăng và xe điện gặp tai nạn, xe nào an toàn hơn?

Xe điện thuần túy có nguy hiểm hơn xe chạy xăng (không phải xe hybrid) không có ắc quy điện áp cao? Không, thực tế là ngược lại. Tất nhiên, nguy cơ bị điện giật là nhỏ nhưng pin được đặt trong vỏ kim loại chắc chắn và khó có khả năng bị điện giật trong phạm vi một vụ tai nạn thông thường. Tất nhiên, rủi ro không phải là không.

Xe chạy xăng thì sao? Trên thực tế, xe chạy xăng không có cảm biến phát hiện rò rỉ xăng. Tất nhiên, có những tiêu chuẩn kỹ thuật và kết cấu không dễ để rò rỉ, nhưng ngay cả khi xăng rò rỉ từ bình xăng, bơm nhiên liệu hoặc ống dẫn nhiên liệu, hoặc các bộ phận này hoặc bản thân động cơ bị hư hỏng do tai nạn và rò rỉ dầu, nó không thể ngăn chặn được. Xăng là chất lỏng dễ cháy, có điểm chớp cháy -43°C và điểm bốc cháy ở 300°C.

Vì vậy, nếu xăng bị rò rỉ, có tia lửa điện bay gần hoặc xảy ra hỏa hoạn thì sẽ bốc cháy ngay. Ngay cả khi không có lửa, nếu xăng rò rỉ tiếp xúc với các bộ phận có nhiệt độ từ 300°C trở lên sẽ bốc cháy khiến xăng trong bình phát nổ.

Tóm lại, dù là xe điện hay xe chạy xăng thì bạn cũng cần phải nhanh chóng rời đi khi gặp tai nạn hoặc ngập nước. Bởi vì, nếu không xác nhận rò rỉ pin và rò rỉ nhiên liệu thì việc cứu mạng là điều quan trọng nhất.

Tiếp dến, báo Vnexpress cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Vì sao xe điện ‘ăn đứt’ xe xăng khi lội nước?

Nội dung được báo đưa như sau:

Trước khi có xe điện, những chủ xe sử dụng động cơ đốt trong thường ái ngại khi gặp mưa lớn hoặc những vùng nước ngập sâu. Lý do bởi động cơ đốt trong dễ bị nước lọt vào qua cổ hút gió phía dưới nắp ca-pô. Ngoài ra, động cơ đốt trong sử dụng dầu nhớt và chất lỏng chuyên dụng để bôi trơn, làm mát nên khi nước tràn vào sẽ làm hộp số hoạt động không bình thường hoặc gây hại cho nhiều hệ thống trên xe.

Trong khi đó xe điện không có động cơ mà dùng môtơ, sử dụng ít chất lỏng hơn và không có hệ thống truyền động hay hộp số phức tạp. Do đó, những rủi ro của một chiếc xe ôtô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch được giảm thiểu. Nhưng có nhiều người đặt ra câu hỏi những khối pin, bộ điều khiển và động cơ điện hoạt động như thế nào, liệu có được bảo vệ khi qua vùng nước ngập?

    Ôtô điện lội nước băng băng trên đường ngập

Chuyên trang Drive/Finicial Express phân tích, xe điện khá an toàn khi đi qua vùng nước ngập sâu vì có hệ thống bảo vệ chống xâm nhập theo tiêu chuẩn IP65 hoặc IP67, tùy thuộc vào loại xe. Ở đây các chữ số đại diện cho sự bảo vệ khỏi hai yếu tố: bụi và nước. Con số càng cao, khả năng chống bụi và nước càng tốt. Xe điện hiện đại thường có xếp hạng IP67, cho phép xe ngâm ở mức nước cao tới một mét trong tối đa 30 phút mà không bị rò rỉ.

Khối pin bên trong xe được trang bị nhiều lớp bảo vệ và có khả năng tự cách điện với phần còn lại của xe, tương tự gồm động cơ điện và bộ điều khiển. Vì vậy, giật điện không phải là nguy cơ hàng đầu khi xe điện đi dưới nước ngập. Nhiều chiếc xe điện đã được lái qua vùng nước khá sâu như một phần trong quá trình thử nghiệm của chính hãng xe đó. Vùng nước này sâu hơn hầu hết các loại ôtô thông thường có thể chạy qua và ôtô điện hoạt động rất tốt.

Nhiều khách hàng đã hoặc chưa từng mua xe Tesla hoài nghi về vấn đề xe điện đi qua vùng nước ngập, Elon Musk đã đăng một bài viết trên Twitter vào năm 2016 về khả năng đối phó với nước ngập sâu của xe Tesla: “Chúng tôi không khuyến khích điều này, nhưng Model S đủ nổi để biến nó thành một chiếc thuyền trong thời gian ngắn. Lực đẩy thông qua chuyển động quay của bánh xe. Trong khi đó bộ truyền động và khối pin sẽ được bảo vệ kín đáo”. Tất nhiên việc tỷ phú Musk ví xe hơi của mình với chiếc thuyền chỉ là một cách nói cường điệu, nhưng không phải là vô căn cứ.

Không chỉ Tesla đã thiết kế xe điện hoạt động tốt hơn những chiếc ôtô truyền thống trong điều kiện nước lũ, trong cuốn hướng dẫn sử dụng BMW i3 cho biết: “Chỉ lái xe khi nước lặng và độ sâu không quá 250 mm, tốc độ không nhanh hơn người đi bộ, tối đa 5 km/h”. Khối pin của một chiếc xe điện nằm dưới gầm xe, khá thấp so với mặt đất. Vì vậy, BMW i3 có thể đi qua mức nước sâu 250 mm là điều tích cực và cho thấy khối pin được đóng kín hoàn toàn, dù khoảng sáng gầm chỉ là 140 mm.

Jaguar thậm chí còn tuyên bố chiếc xe điện I-Pace có khả năng lội nước sâu 500 mm như Land Rover Defender và có thể dễ dàng đối phó với các yếu tố khắc nhiệt của mùa đông. Người phát ngôn của Jaguar khẳng định với Express UK rằng xe điện của họ hoàn toàn an toàn vì nước không bao giờ tiếp xúc với các bộ phận quan trọng. Họ nói rằng kiến trúc điện của chiếc xe hoàn toàn được bảo vệ và người ngồi trong xe an toàn, không bị điện giật.

Jaguar xác nhận các cỗ máy chạy điện phải trải qua các bài kiểm tra thời tiết ẩm ướt trên diện rộng trước khi tung ra thị trường, điển hình là các mẫu xe được ngâm trong 500 mm nước trong 30 phút. Các mẫu xe mới khi ra khỏi dây chuyền sản xuất cũng phải trải qua bài kiểm tra khả năng lội nước và buộc phải chịu áp lực nước từ mọi góc độ để kiểm tra an toàn. Một số mẫu xe thậm chí được đưa đến các khu vực gần Bắc Cực để kiểm tra tác động của tuyết và nước đóng băng trên xe.

Ngoài ra, trong một cuộc họp báo của Nissan Leaf từ năm 2010 cho thấy Leaf có thể xử lý khi ở vùng nước có độ sâu 300-700 mm. Nissan cũng công bố đoạn video thử nghiệm, cho thấy mực nước ngập đến đèn pha nhưng xe vẫn hoạt động bình thường. Trong khi đó, BMW i3 và i8 đã được thử nghiệm đi qua vùng nước không quá sâu ở tốc độ cao mà không gặp vấn đề nào.

Lợi ích khác của ôtô điện là có đầy đủ các thiết bị và linh kiện điện tử – do đó có thể thực hiện một loạt các bài kiểm tra an toàn trước khi sạc đầy. Ví dụ, hệ thống quản lý năng lượng bên trong khối pin có thể phát hiện xem pin có khả năng an toàn hay không và sẽ không hoạt động nếu có vấn đề an toàn cơ bản.

    Nissan Leaf lội nước năm 2010

Mặc dù ôtô điện có xu hướng đối phó tốt hơn với nước sâu, không phải trường hợp nào xe điện cũng trở nên hoàn hảo và biến thành chiếc thuyền như trong phim Điệp viên 007 khi xe chạm mặt nước.

Pin Lithium-ion trong khối pin của ôtô điện có thể gây nguy hiểm nếu bị nước làm hỏng, nặng hơn là có nguy cơ cháy nổ. Tương tự, động cơ điện cao áp cũng có thể gây nguy hiểm nếu bị hỏng do nước. Khi được bảo vệ, đôi khi nước lũ rất lớn có thể xâm nhập vào các khối pin.

Rich Rebuilds là một kỹ sư xe hơi tại New Hampshire, Mỹ, thường xuyên mua lại các mẫu xe Tesla bị hư hỏng do lũ lụt và sửa chữa chúng. Anh trở nên nổi tiếng khi mua một chiếc Model S bị hư hại do lũ lụt với giá 14.000 USD và sửa chữa lại một cách chậm rãi nhưng chắc chắn.

Rich đã tháo chiếc Model S mà anh mua và phát hiện khối pin đã bị ngâm trong nước muối nhiều ngày, do đó khối pin bị úng nước. Mặc dù vậy, 12 trong số 16 mô-đun của pin vẫn hoạt động – điều này khá tốt khi xem xét mức độ phá hủy của nước muối đối với các bộ phận điện.

Fisker Automotive, nhà sản xuất ôtô điện phá sản vào năm 2015 bởi mất 30 triệu USD sau khi cơn bão Sandy gây ra lũ lụt và làm hư hại 300 chiếc ôtô do họ sản xuất.

Các kỹ sư của Fisker xác định thiệt hại đối với chiếc Karma là hậu quả của việc để những chiếc xe bị ngập dưới nước sâu 1,5-2,4 m trong vài giờ và muối ăn mòn bộ điều khiển trên xe. Bộ phận điều khiển là một bộ phận tiêu chuẩn trong nhiều loại xe và được cung cấp bởi một bình ắc quy 12V. Lượng muối còn sót lại đã gây ra hiện tượng đoản mạch, dẫn đến hỏa hoạn, đi kèm gió lớn khiến lửa lan sang những chiếc Karma đang đỗ gần đó.

Hai ví dụ trên cho thấy ngay cả khối pin và bộ điều khiển điện được bảo vệ chống thấm hoặc bịt kín hết mức thì nước lũ sâu khoảng 1,2 m – đặc biệt là nước lũ có hàm lượng muối cao – gần như chắc chắn sẽ phá hủy một chiếc xe điện. Trên thực tế không có cách nào thoát khỏi điều này.

Trong thực tế, đã có nhiều bằng chứng việc xe điện vẫn hoạt động ổn định khi đi qua nước lũ. Mới đây nhất là loạt video ghi lại cảnh xe Tesla chạy phăm phăm ở Trung Quốc, thậm chí bơi như thuyền. Trọng lượng lớn giúp các bánh xe vẫn tiếp xúc với mặt đường chứ dù nước ngập nắp ca-pô. Trong trường hợp này hầu hết xe xăng phổ thông sẽ “bó tay”.

Một yếu tố khác liên quan tới nước và xe điện là ý kiến cho rằng sạc xe điện dưới trời mưa rất nguy hiểm vì nước dẫn điện. Trên thực tế, bộ sạc ôtô có khả năng được thiết kế để bảo vệ cả ôtô và con người khỏi điện giật. Bộ sạc xe điện cũng được kiểm tra nghiêm ngặt và phải đáp ứng các chỉ tiêu an toàn nhất định. Hơn nữa, việc chống thấm các đầu nối điện, cũng như bất kỳ thiết bị điện nào khác là công việc thường xuyên phải làm.

Xe điện hoạt động ít phức tạp hơn xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, ít ngóc ngách hơn, do đó có thể loại bỏ lượng nước dư thừa trên bề mặt, có nghĩa một số rủi ro truyền thống khi đi ôtô qua vùng nước ngập sâu sẽ được loại bỏ. Tuy nhiên, chủ xe vẫn nên áp dụng cách đi thông thường, ví dụ như xác định vùng nước nông nhất để đi qua hoặc giữ đều chân ga, tốc độ không quá chậm trừ khi không còn lựa chọn nào khác.