Vì sao các thái giám thời xưa cảm thấy ghê sợ khi phải tắm cho phi tần, khóc than cũng chẳng ích gì như bị tra tấn tinh thần.
Trong thời phong kiến, hậu cung của hoàng đế là một nơi lộng lẫy, quy tụ hàng chục cung tần mỹ nữ trong tam cung lục viện. Với số lượng phi tần đông đảo như vậy, cần phải có một lượng lớn thái giám để phục vụ. Bên cạnh các cung nữ, các thái giám cũng đảm nhiệm những công việc đòi hỏi sức mạnh của nam giới.
Tôn Diệu Đình, người được biết đến là thái giám cuối cùng của Trung Quốc đã chia sẻ rằng khi các hoàng hậu và phi tần tắm, họ phải tuân theo nhiều nghi thức phức tạp và không thể tự mình tắm. Thay vào đó, các vị nương nương này phải nhờ đến sự hầu hạ của rất nhiều thái giám. Thế nhưng, đối với các thái giám, đây thực sự là một cảnh tra tấn tinh thần.
Theo đó, trong quá trình tắm rửa, hoàng hậu cũng như các phi tần họ có thói quen đặc biệt là từ đầu đến cuối không cử động thân thể mà chỉ phụ thuộc vào cung nữ, thái giám phục vụ hoàn toàn. Mặc dù thái giám đã mất khả năng sinh sản, trải qua quá trình tịnh thân (thiến bộ phận sinh dục) trước khi được thu nạp vào cung hầu hạ nhưng về mặt sinh lý họ vẫn giữ nguyên yếu tố nam tính của một đấng đàn ông. Phục vụ phi tần trong lúc tắm rửa không khác gì một màn tra tấn với họ.
Từ góc độ nào đó, tâm lý này ở các hoạn quan còn mạnh mẽ hơn hẳn người thường do họ không được thỏa mãn các nhu cầu sinh lý. Bởi vậy nên Tôn Diệu Đình mới nói việc phục vụ các phi tần tắm là một sự tra tấn khi bản thân vẫn có cảm xúc, vẫn ham muốn nhưng lại không thể thỏa mãn được vì đã không còn bộ phận sinh dục.
Chưa hết, thời xưa không có điện và không có khí đốt tự nhiên nên 4 thái giám phải khiêng bồn vào phòng trước khi tắm nửa tiếng. Sau đó, họ đổ nước nóng và lạnh vào bồn cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp. Sau khi pha nước xong, 2 thái giám chuẩn bị khăn tắm, các đồ dùng cần thiết cho việc tắm trong khi 2 thái giám còn lại phải để ý theo dõi nhiệt độ nước. Trong quá trình tắm, do nước có thể nguội dần đi nên các thái giám vẫn phải liên tục thêm nước để đảm bảo nước không quá lạnh. Chỉ riêng việc này đã vắt kiệt sức lực của họ.
Mỗi khi phi tần tắm rửa, thái giám có thể phải cùng cung nữ xoa bóp. Giai đoạn này, thái giám phải quỳ trên mặt đất, họ không dám ngẩng đầu lên nếu không sẽ bị xử phạt nghiêm trọng.
Hơn nữa, phi tần tắm rửa trước sau đều phải 3,4 canh giờ, phải rất lâu mới có thể xong việc. Đặc biệt là khi hầu hạ một số nữ nhân quyền cao chức trọng trong cung, các thái giám lại càng run sợ vì nếu không cẩn thận có thể mất mạng. Nếu chỉ sơ sẩy để nhiệt độ hơi quá nóng hoặc quá lạnh, làm phật ý chủ nhân thì họ có thể phải nhận những hình phạt nặng nề.
Sử sách dân gian có đồn đại rằng Từ Hi Thái hậu khi tắm rửa có rất nhiều yêu cầu. Theo ký ức của những cung nữ hầu hạ bà, các thái giám và cung nữ bắt đầu làm việc 4 tiếng trước khi bà đi tắm. Vì Từ Hi rất quan tâm đến việc tắm rửa nên phải có 100 chiếc khăn tắm, vải của những chiếc khăn này rất đắt tiền, chúng được chia thành bốn chồng, mỗi chồng 25 chiếc, cách sử dụng và cách giặt của mỗi chiếc khăn đều khác nhau.
Thái hậu còn sử dụng hai chậu tắm khác nhau, một chậu rửa phần thân trên, một chậu rửa thân dưới. Để có thể thoải mái tắm, Từ Hi còn yêu cầu làm một chiếc ghế có thể xoay theo ý muốn. Khi Từ Hi đi tắm, nếu cảm thấy hơi mệt, bà có thể nằm trên ghế nghỉ ngơi và yêu cầu cung nữ, thái giám massage cơ thể. Việc massage này phải hết sức cẩn thận, nếu dùng sức không khéo sẽ làm Từ Hi nổi giận.
Có thể nói việc hầu hạ phi tần, nữ nhân trong hậu cung tắm rửa chẳng khác gì chơi đùa với hổ dữ, nhẹ thì chịu phạt, nặng thì mất mạng.