Phần thi đề – pa lên dốc hạng b2 là một trong những bài thi sa hình khó nhất đối với học lái xe b2 xe số sàn.
Đối với một số học viên thì bài thi này là một cơn ác mộng vì dễ bị rớt. Mình cũng nghĩ phần thi này khá khó và là một thử thách đối với các học viên nhưng bạn hoàn toàn có thể vượt qua được nỗi sợ hãi này nếu bạn biết cách luyện tập.
Tôi cũng thấy đó đúng là một phần thi khó, nhưng hoàn toàn có thể vượt qua nếu biết cách luyện tập. Và mục đích của bài viết này là nhằm giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật cần thiết để hoàn thành phần thi này.
Đề-pa trong bài thi sát hạch
Về thuật ngữ “đề pa”, tôi không dám chắc, nhưng hình như xuất phát từ depart nghĩa là khởi hành trong tiếng Anh. Trong bài thi sát hạch, nội dung này được gọi là dừng xe và khởi hành xe lên dốc. Nội dung này không có trong phần thi tay lái trên đường trường, mà chỉ là một phần trong bài thi sa hình.
Vì là thi trong sa hình và chấm điểm bằng máy, nên trước hết bạn cần nắm rõ một số yêu cầu của phần thi:
Cho xe lên dốc và dừng đúng vạch (sẽ không có bài dừng xe khi xuống dốc)
Tiếp tục cho xe bò qua dốc trong thời gian cho phép (30 giây)
Nếu không thực hiện đúng các yêu cầu đó thì có thể bị đánh trượt với các lỗi: xe quá vạch, hoặc xe tuột dốc quá 50cm, hoặc không vượt qua dốc trong 30 giây. Nghe có vẻ hơi nặng tay, nhưng đó là quy định, và tốt nhất là thí sinh nên tránh phạm những lỗi “cốt tử” đó.
Kỹ thuật đề pa lên dốc bạn cần nhớ
Với yêu cầu trong bài thi như tôi vừa nêu trên, khi xe chạy đến phần này, sẽ có thông báo trong loa trên xe để bạn chuẩn bị thực hiện.
Sau khi xe bò được lên dốc dừng đũng sát vạch dừng quy định rồi và thường là ở số 1, lúc đó bạn đạp hết côn và phanh chân để dừng xe sao cho đúng vạch. Một số thí sinh chấp nhận đỗ gần sát vạch (bị trừ 5 điểm) thay vì cố đỗ đúng vạch mà bị vượt quá (trượt). Khi xe đã dừng hẳn, bạn nhớ kéo hết phanh tay trước khi nhả phanh chân. Khá nhiều thí sinh quên không kéo hoặc kéo hết phanh tay đã vội nhả phanh chân, và vì thế xe bị trôi dốc.
Bạn cần lưu ý khi đỗ xe trên dốc, cần phải kéo phanh tay sâu hơn bình thường để tránh bị trôi xe. Trường hợp còn thấy xe bị trôi nghĩa là phanh tay kéo chưa đủ. Khi đó bạn đạp lại phanh chân để hãm xe dừng lại, rồi bình tĩnh kéo phanh tay thêm một vài nấc nữa, cho hết phanh luôn.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong thao tác dừng xe trên dốc. Bây giờ bạn đang đạp côn, để số 1, và kéo hết phanh tay. Việc tiếp theo là điều khiển cho xe bò qua dốc (theo hiệu lệnh trên loa) mà không bị chết máy hay trôi ngược lại.
Để xe khởi hành tiếp, bạn cần đảm bảo xe đang ở số 1, rồi tăng thêm ga lên để có lực mạnh hơn. Bình thường khi xe khởi hành ở địa hình phẳng, bạn chỉ cần tăng vòng tua lên khoảng 1500 vòng/phút là máy đã đủ khỏe để lăn bánh mà không sợ chết máy. Nhưng giờ xe đang ở địa hình dốc lên, dó đó bạn cần tăng vòng tua máy lên cao hơn, vào khoảng 2000 vòng/phút thì mới đủ lực cho xe vượt dốc chắc ăn và không bị chết máy.
Khi nhìn đồng hồ thấy đã đủ vòng tua, bạn nhấc chân côn từ từ. Nếu thấy xe bắt đầu hơi rùng rùng lên, đầu xe hơi ngổng lên, tiếng máy hơi lịm đi nghĩa là côn đã ăn thì giữ nguyên côn ở vị trí đó. Và tiếp đó, bạn từ từ nhả phanh tay và ra thêm côn một chút cho xe bò dần lên dốc.
Trường hợp xe chưa đủ khỏe mà lúc nhả phanh tay thấy xe vẫn hơi bị trôi dốc thì có 2 cách xử lý: nhả thêm côn cùng lúc với tăng ngay thêm ga cho máy khỏe lên để thắng lực trôi (cách này hơi khó thực hiện và dễ bị chết máy), hoặc đạp lút cả côn và phanh chân để giữ xe dừng lại, rồi kéo lại phanh tay rồi thực hiện thao tác từ đầu (cách này nhiều thao tác, và mất thời gian hơn, nhưng an toàn cho người thi).
Cần lưu ý trong bài thi, sau khi xe bò qua dốc thì bạn giảm ga chút ít để xe không chạy vượt quá tốc độ cho phép.
Một số thao tác chính của kỹ thuật đề-pa lên dốc hạng B2 như sau:
Xe đến gần vạch, đạp côn và phanh chân để dừng xe đúng (hoặc gần sát) vạch
Kéo hết phanh tay để giữ xe dừng trên dốc
Nhả phanh chân ra và xe vẫn dừng trên dốc nhờ phanh tay
Tăng dần ga sao cho vòng tua khoảng 2000 vòng/phút
Nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung rung lên (côn đã ăn) thì giữ nguyên
Bạn nhả dần phanh tay ra nếu xe vẫn bị trượt xuống dốc thì kéo phanh lại và đạp côn làm lại từ đầu. Nếu xe bò dần lên thì bạn nhả nốt phanh tay ra để xe bò qua dốc.
Khi mới tập, chắc chắn bạn sẽ gặp vài lần chết máy. Điều đó cũng bình thường, và bạn chỉ cần luyện nhiều lần sẽ tự rút ra kinh nghiệm để tránh phạm vào những lỗi nặng như: dừng quá vạch, chết máy, xe trôi dốc.
Trên thực tế, với những ai đã có kinh nghiệm và quen xe, thì có thể chỉ cần kết hợp giữa côn, ga, và phanh chân, chứ không dùng đến phanh tay khi thực hiện tài tập đề-pa này. Tuy nhiên, với những người mới tập, tốt nhất là làm theo đủ các bước nêu trên. Tới chừng nào kỹ năng đã nhuần nhuyễn hẵng hay bạn ạ.