Thứ tự xe đi qua vòng xuyến được quy định rõ ràng, không phải muốn đi thế nào cũng được, cập nhật ngay nếu không muốn bị CSGT tuýt còi

Thứ tự xe lưu thông khi đến vòng xuyến - VnExpress

Căn cứ theo QCVN 41:2019/BGTVT có quy định về biển báo giao thông đường bộ cụ thể như sau:

[1] Để báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên, đặt biển số W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến“. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.

Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến (Biển báo nguy hiểm và cảnh báo)

[2] Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau phải đặt biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”.

Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.

Biển số R.303: Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến (Biểu hiệu lệnh)

Theo đó, tại các nơi có vòng xuyến, sẽ được đặt biển hiệu lệnh R.303. hoặc biển báo nguy hiểm và cảnh báo W.206. Cả hai biển báo đều hướng dẫn các loại xe khi tham gia giao thông tại nơi giao nhau có vòng xuyến thì đi theo chiều mũi tên của biển báo. Trên thực tế, các xe đi vòng xuyến sẽ chạy ngược chiều kim đồng hồ.

Như vậy, quy tắc đi vòng xuyến đúng luật được thực hiện theo hướng mũi tên của các biển báo báo hiệu giao nhau chạy theo vòng xuyến.

Quy tắc đi vòng xuyến đúng luật? Thứ tự ưu tiên khi vào vòng xuyến như thế nào?

Quy tắc đi vòng xuyến đúng luật? Thứ tự ưu tiên khi vào vòng xuyến như thế nào? (Hình từ Internet)

Thứ tự ưu tiên khi vào vòng xuyến như thế nào?

Căn cứ theo quy định Điều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau cụ thể như:

Nhường đường tại nơi đường giao nhau

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe cụ thể như sau:

Quyền ưu tiên của một số loại xe

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

Thông qua các quy định trên, tại nơi giao nhau có vòng xuyến hoặc có báo hiệu vòng xuyến thì thứ tự ưu tiên khi vào vòng xuyến là xe bên trái được đi trước. Cụ thể người điều khiển xe phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi bên trái.

Ngoài ra, các xe ưu tiên được đi trước xe khác khi qua vòng xuyến từ bất kỳ hướng nào theo thứ tự như sau:

– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.

– Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.

– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.

– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

Đi vào vòng xuyến có phải bật xi nhan hay không?

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, các trường hợp phải bật xi nhan hay tín hiệu báo trước bao gồm:

– Khi chuyển làn đường (theo Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008).

– Khi vượt xe (theo Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008).

– Khi chuyển hướng xe (theo Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008).

– Khi dừng xe, đỗ xe bên đường (theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Như vậy, không có quy định nào bắt buộc phải bật xi nhan khi đi vòng xuyến. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia thông, người điều khiển nên bật tín hiệu trước khi chuyển hưởng đi vào xòng xuyến và ra khỏi vòng xuyến, khi chuyển làn, vượt xe trong vòng xuyến.