Đăng ký xe là gì?
Đăng ký xe chính là một loại giấy tờ quan trọng do cơ quan có thẩm quyền cung cấp cho người dân giúp đăng ký chính chủ phương tiện giao thông. Người dân khi muốn sở hữu xe thì cần phải có đăng ký và được gắn biển theo quy định. Những trường hợp dưới đây sẽ bị thu hồi đăng ký và biển số xe người dân nên biết sớm kẻo thiệt thòi.
Những trường hợp bị thu hồi đăng ký xe và biển số xe
Cụ thể, 8 trường hợp thu hồi biển số xe được quy định tại Điều 23 Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an gồm:
1- Những trường hợp xe hỏng không sử dụng được, bị phá hủy do nguyên nhân khách quan.
2- Những trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
3- Những trường hợp xe bị mất cắp, bị chiếm đoạt không tìm được hoặc xe thải bỏ, chủ xe đề nghị thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
4- Những trường hợp xe nhập khẩu miễn thuế hoặc xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tái xuất, chuyển quyền sở hữu hoặc tiêu hủy.
5- Những trường hợp xe đăng ký tại các khu kinh tế theo quy định của Chính phủ khi tái xuất hoặc chuyển nhượng vào Việt Nam.
6- Những trường hợp xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển.
7- Những trường hợp xe tháo máy, khung để đăng ký cho xe khác.
8- Những trường hợp xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe giả hoặc xe có kết luận của cơ quan có thẩm quyền số máy, số khung bị cắt, hàn, đục lại, tẩy xóa hoặc cấp biển số không đúng quy định.
Như vậy, trong những trường hợp bị thu hồi đăng ký xe và biển số xe, tịch thu phương tiện không có trường hợp người dân không sang tên phương tiện chính chủ. Bởi vậy, đây chính là thông tin không chính xác.
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định thì phạt bao nhiêu?
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe là một trong những hành vi vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.
Theo đó, cá nhân, tổ chức có hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cụ thể:
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn buộc phải làm thủ tục đăng ký xe, đăng ký sang tên theo quy định (trừ trường hợp bị tịch thu phương tiện)