Từ chối trả phí đậu xe 80.000 đồng, chủ xe bị cứa xước ô tô

Chủ xe phát hiện chiếc ô tô dừng đỗ ven đường bị trầy xước. Nguyên nhân được cho là do cô không đồng ý trả tiền phí đậu xe phi lý.

Báo Tuổi trẻ ngày 30/12 đưa thông tin với tiêu đề: Từ chối trả phí đậu xe 80.000 đồng, chủ xe bị cứa xước ô tô. Với nội dung như sau:

Xe ô tô bị cào xước khi không chịu trả phí đậu xe “chợ đen” – Video: @ballerina391/TikTok

Trong video TikTok được chia sẻ bởi tài khoản @ballerina391, chủ xe kể lại mình đã đậu xe ở khu vực Bukit Bintang Maybank, Kuala Lumpur, Malaysia.

Một nhóm người đến đòi cô trả tiền phí đậu xe ở đó. Cô không đồng ý, bởi xe cô đậu nằm ngoài khu vực thu phí của nhà nước.

Sau đó, nhóm người này đã dọa nạt. Họ tuyên bố mọi điểm đỗ xe ở đó đều là của họ, tính phí 15 RM (gần 80.000 đồng). Sau khi xong việc và quay trở lại xe, cô phát hiện chiếc xe bị cạo xước.

Trong video, cô gái cũng cho cư dân mạng thấy vết xước trên xe cô, trông rất giống bị một vật sắc nhọn cứa qua, chứ không phải do xe nào đi ngang lỡ quệt phải.

Bên dưới video, cộng đồng mạng bày tỏ hy vọng cơ quan chức năng sẽ có hành động chống lại “ulat tiket”. Đó là từ chỉ nạn “vé chợ đen”, ở đây ám chỉ đến những đối tượng “cát cứ” lòng đường, ngang nhiên thu phí đậu xe trái phép. Theo họ, tình trạng này đã có từ lâu nhưng không được dẹp triệt để.

“Tôi từng trải qua điều này. Họ yêu cầu tôi trả 10 RM, nhưng tôi nói rằng chỉ đưa tin cho Tòa thị chính Kuala Lumpur, họ bỏ đi luôn”, một người dùng chia sẻ.

Ngoài ra, một số người cũng chỉ trích phí đậu xe (tại nơi được cấp phép) trong khu vực quá cao. Chỉ đi dạo loanh quanh hay mua bữa ăn cũng mất 10-25 RM (53.000 – 132.000 đồng). “Tôi chỉ đi mua bánh kẹp thịt mà mất 15 RM”, một tài khoản viết.

Vấn nạn chiếm giữ lòng đường thu phí đậu xe trái phép không chỉ xảy ra ở Malaysia. Hồi đầu tháng 12, một chủ xe ở TP.HCM cho biết ô tô của anh bị tháo biển, xì hơi bánh xe, vòi bị bơm keo silicon.

Theo chủ xe, “có thể những người thầu thu phí trông giữ xe đã chơi xấu vì tôi không đậu xe ở khu vực có kẻ ô cạnh đó để họ thu phí”. Không những vậy, “họ thu phí vô tội vạ, muốn thu bao nhiêu thì thu, nhất là đối với khách du lịch, nếu mình biết thì họ mới đưa biên lai và thu phí đúng quy định”.

Tiếp dến, báo Giao Thông cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Ô tô bị trầy xước, nữ tài xế sửng sốt khi đọc mẩu giấy cô sinh viên để lại 

Nội dung được báo đưa như sau:

Nữ tài xế 33 tuổi kể, sáng nay (25/8) khi đỗ xe hơi trước cửa hàng của mình ở đường Đào Tấn (Hà Nội) thì vô tình bị chiếc xe máy của cô gái trẻ va quệt phải.

“Bé này đi từ dưới đường lên định phi lên vỉa hè nhưng thành vỉa hè cao lên xe bạn bị đổ vào đầu ô tô mình. Mình thấy bé có viết giấy để lại và đi loanh quanh đó kiểu tìm chủ nhân xe.

Lúc sau, bạn nhân viên logistics bên mình gọi mình ra bảo xe chị bị làm sao ý. Khi ấy bé đó mới đưa cho mình tờ giấy. Mình nhìn vết xước rồi bảo thôi em đi học đi, có gì chị nhắn lại cho em ”, chị Huyền thuật lại.

Mẩu giấy cô gái gửi chủ nhân chiếc xe sau khi gây ra vết xước (Ảnh: NVCC)

Trên mẩu giấy, cô gái tên Nguyệt Anh để lại số điện thoại liên lạc kèm lời xin lỗi, bày tỏ thiện chí sẵn sàng đền bù chi phí sửa xe.

Cách ứng xử trách nhiệm của nữ sinh khiến chị Huyền xúc động. Vì xe có bảo hiểm nên nữ tài xế quyết định bỏ qua và nhắn tin động viên cô gái trẻ không cần nghĩ ngợi nhiều.

“Mình thấy bé rất có ý thức và trách nhiệm. Cách nói chuyện ngoan ngoãn, biết điều nên mình thấy vết xước trên xe không đáng gì. Mình luôn dĩ hoà vi quý vì nghĩ tham gia giao thông, không tránh khỏi sự va chạm. Miễn người không làm sao là tốt lắm rồi” , chị Huyền bày tỏ.

Chị Huyền nhắn tin cho nữ sinh giải quyết sự việc êm đẹp (Ảnh: NVCC)

 

Có thể thấy, việc trau dồi kỹ năng và cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày là điều mỗi người cần học hỏi. Trong đó, nhận lỗi tưởng chừng là hành động đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được.

Một số người thường có xu hướng thoái thác trách nhiệm khi mắc lỗi. Hoặc thậm chí xin lỗi kiểu “xin lỗi rồi đấy thì sao nào?”. Các tình huống giao thông cho thấy, nhiều tài xế thậm chí còn cố tình làm ngơ để không phải chịu trách nhiệm.

Bài đăng về cách ứng xử nhân văn khi tham gia giao thông được đăng trên một hội nhóm giao thông thu hút hàng nghìn lượt “thả tim”. Số đông đều dành lời khen cho cách ứng xử tử tế, ấm áp tình người của chủ xe và cô sinh viên.

Trích một số bình luận:

– Đúng là cô gái hiểu chuyện. Xứng đáng 10 điểm đạo đức! Văn hóa này cần được lan tỏa.

– Nhìn đầu ô tô thì cũng hơi xót nhưng xe có bảo hiểm thì cũng không nỡ. Quan trọng là biết sống có trách nhiệm. Cháu có tâm gặp chủ xe có tầm!.

– Mình coi nhẹ thì nó là nhẹ thôi, giúp được thì giúp. Có bảo hiểm thì thôi mất thời gian và tí tiền cũng được. Nhưng gặp người vô ý thức thì có bảo hiểm cũng không thể tha.

Cuộc đời lạ lùng của ông lão vô gia cư được gọi là “vua”, 50 năm lang thang khắp Việt Nam tìm chị gái

Theo Tổng hợp