Ngày 18/4/2024, Thời báo Văn học Nghệ thuật có đăng tải thông tin với tiêu đề: “Kể từ ngày 1/7/2024: 9 đối tượng này được tăng lương tới 32%, đó là những ai?”. Nội dung cụ thể như sau:
Từ 01/7/2024 có 9 đối tượng được tăng lương 32%
Về thực hiện chính sách ti.ền lương, Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách ti.ền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, nhà nước sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn ti.ền lương hiện hưởng, gồm:
– Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
– Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
Những trường hợp được tăng lương lên 32% là ai?
– Xây dựng 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
– Xây dựng 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
– Xây dựng 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan ti.ền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Nếu không có gì thay đổi, dự tính từ 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách ti.ền lương qua đó sẽ xây dựng bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với 09 đối tượng sau:
9 trường hợp được tăng lương lên 32% từ ngày 1-7 là ai?
– Những trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
– Những trường hợp là công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
– Trường hợp là sĩ quan công an;
– Những trường hợp là hạ sĩ quan nghiệp vụ công an;
– Những cán bộ là đối tượng chuyên môn kỹ thuật công an;
– Những trường hợp là sĩ quan quân đội;
– Những trường hợp là quân nhân chuyên nghiệp;
– Những trường hợp là công nhân quốc phòng;
– Những trường hợp là công nhân công an.
Chính sách ti.ền lương mới sẽ quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.
Trước đó, ngày 14/4/2024, báo Dân Trí có đăng tải thông tin với tiêu đề: “Từ 1/7, những đối tượng nào được tăng lương lên gần 10 triệu đồng?”. Nội dung cụ thể như sau:
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách ti.ền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ ngày 1/7 tới.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, viên chức được xây dựng 2 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế bảng lương hiện hành.
Việc thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải bảo đảm không được thấp hơn ti.ền lương hiện hưởng, cụ thể:
– 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo.
– 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Bên cạnh đó, một trong các yếu tố cụ thể để xác định thiết kế bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là mở rộng quan hệ ti.ền lương làm căn cứ để xác định mức ti.ền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương.
Theo đó, chính sách ti.ền lương mới mở rộng quan hệ ti.ền lương từ 1 – 2,34 – 10 hiện nay lên 1 – 2,68 – 12.
Ngoài mức lương cơ bản, chế độ ti.ền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó, có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% ti.ền thưởng.
Dự kiến từ ngày 1/7/2024, ti.ền lương bình quân của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách ti.ền lương tăng hơn 32% (tính cả lương cơ bản, phụ cấp và ti.ền thưởng) so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng), tức có thể tăng đến mức 10 triệu đồng/tháng.
Như vậy, có 2 đối tượng viên chức sau đây có thể nhận mức lương 10 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7 tới, bao gồm:
– Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo.
– Viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Như vậy, dự kiến từ 1/7, ti.ền lương trung bình của 2 đối tượng công chức, viên chức (bao gồm giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo) sau khi thực hiện cải cách ti.ền lương tăng có thể tăng lên gần 10 triệu đồng/tháng (tính cả lương cơ bản, phụ cấp và ti.ền thưởng) so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Mức tăng ti.ền lương nêu trên là mức lương bình quân của đối tượng công chức, viên chức so với thu nhập bình quân hiện nay của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Mức thu nhập này không cố định mà có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới.
Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ 2025
Một điểm đáng chú ý nữa là từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm.
Tức là sau khi thực hiện cải cách ti.ền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.
Việc tăng lương thêm 7% để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP và được thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.
Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh rằng việc Quốc hội thông qua chính sách cải cách ti.ền lương lần này vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự, tạo tâm trạng vui tươi, phấn khởi trong xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Để thực hiện được chính sách cải cách ti.ền lương là sự nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành trong thời gian qua. Trong đó phải kể đến nỗ lực trong việc tạo nguồn cho cải cách ti.ền lương.
Tuy nhiên, để có nguồn thực hiện chính sách cải cách ti.ền lương bền vững, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ thời gian tới, nhiệm vụ hàng đầu là tập trung để tạo nguồn lực tài chính bền vững.