Vì sao xe tải lớn đi đường lại thường buộc dây cao su ở lốp

Làm mát lốp, giảm m.a s.át, giảm sức nó.ng hay chắn bùn,… tất cả đều chưa phải là tác dụng của bó chun được các tài xế xe tải sử dụng.

Gần đây, một bức ảnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại đang th.u h.út rất nhiều ý kiến phản hồi của cộng đồng mạng. Với hình ảnh những bó chun đen được treo ở thành xe tải cùng tiêu đề hỏi về mục đích sử dụng, đã có không ít những ý kiến bàn luận về công dụng thực tế của những bó chun này.

Bức ảnh kèm câu hỏi đang th.u h.út sự quan tâm từ phía cộng đồng mạng.

Với một câu hỏi th.ú v.ị, chủ nhân của bài viết nhận lại được những ý kiến bình luận th.ú v.ị không kém. Người nói đùa có, nói nghiêm túc có, người phân tích kỹ thuật có. Rất nhiều những phương án trả lời được đưa ra.

Những bình luận hài hước được cư dân mạng đưa ra.

Một bình luận mang tính kỹ thuật khá chuyên sâu, tuy nhiên nhiều người cho

rằng sự việc bị thổi phồng và bó chun không có nhiều công dụng đến vậy.

Hay liệu đây mới là tác dụng của bó dây cao su?

Đi tìm lời giải chính xác nhất cho câu trả lời nói trên. Chúng tôi tìm đến anh Kiên, một lái xe tải lâu năm cho biết: “Không hề có chuyện treo bó chun để tăng m.a s.át hay hạn chế lực hút của các vật xung quanh khi bánh xe chạy ở tốc độ cao,… Lý do đơn giản chỉ là để làm sạch lốp“.

Xe tải thường phải chở rất nhiều thứ khác nhau, trong đó nhiều và lớn nhất là chạy vào các công trường để chở vật liêu xây dựng. Trên quãng đường quay lại đô thị, bó chun sẽ giúp các lốp phần nào giảm bớt lượng đất cát còn bám vào bánh xe. Nếu lái xe nào để đất cát văng xuống đường, họ sẽ bị lực lượng chức năng x.ử ph.ạt”, anh Kiên chia sẻ thêm.

Công trường thường là nơi có nhiều bùn đất.

Theo mục c, khoản 2, điều 20 nghị định 46/2016/NĐ-CP, lái xe sẽ bị phạt hành chính từ 1 đến 3 triệu đồng đối với hành vi lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây m.ất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải khắc phục hậu quả, bao gồm thu dọn vật liệu, rác, chất phế thải và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do v.i ph.ạm gây ra. Nếu gây ô nhiễm môi trường, họ phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng đó. Do vậy, bó dây chun đơn giản chỉ là một biện pháp đơn giản giúp làm sạch bánh xe trước khi vào đô thị. Và đó cũng là câu trả lời chính xác nhất cho những hoài nghi từ phía cư dân mạng trong thời gian vừa qua.

Những hình ảnh quen thuộc nhưng ít người hiểu về xe tải

Nước mui xe tải

Theo các tài xế xe tải lâu năm, nước mui thường gắn trên đầu xe chủ yếu dự trữ nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Bên cạnh đó, để hỗ trợ giảm nhiệt cho động cơ, nước này được xả xuống két nước.

Hiện nay, nước mui không còn đặt ở đầu xe như trước mà ở bên hông xe.

Xe chở hàng tải trọng lớn, đi đường dài và hay leo dốc khiến động cơ, lốp, má phanh nóng lên rất nhanh. Vì thế, nước mui được nối xuống các vị trí này để giải nhiệt, hạn chế hiện tượng trơ phanh, nổ lốp.

Khi kỹ thuật động cơ và làm mát chưa phát triển, nước mui xe thường đặt trên đầu xe với mục đích tận dụng áp lực nước từ trên cao. Hiện nay các bình nước gắn bên hông hoặc các vị trí bánh xe và xả trực tiếp vào la-zăng, lốp.

Sợi xích ở xe bồn chở nhiên liệu

Xe bồn chở nhiên liệu gắn dây xích kéo lê trên mặt đường.

Xe bồn chở nhiên liệu như xăng, khí gas chạy trên đường có thể bị nhiễm tĩnh điện vì khung, bồn m.a s.át với không khí khô và sinh ra tia lửa điện. Vì thế, sợi xích gắn trên xe và thả trên mặt đất với mục đích dẫn các hạt tĩnh điện xuống đất, tránh tạo ra nguồn kích gây cháy nổ.

Dây cao su ở lốp xe

Dây cao su ở lốp xe tải.

Đặc thù vận chuyển hàng hóa và thường xuyên chở hàng đi đường dài, các tài xế gắn dây cao su tự chế thành chùm ở các bánh xe để làm sạch bụi, bùn đất để CSGT dễ kiểm soát khi nhìn vào thông số kỹ thuật lốp. Bên cạnh đó là giảm thời gian rửa lốp sau này.

Cầu đơn và cầu kép


Cẩu giả có thể nâng lên hạ xuống ở xe tải.

Xe chở hàng tải trọng lớn thường dùng cầu kép (một hoặc hai bánh liền kề trước-sau) để phân bổ lực và bám đường tốt hơn. Nhiều xe tải hiện nay còn có cầu “giả” có thể nâng lên, hạ xuống tùy vào tải trọng xe nặng hay nhẹ. Khi xe chạy với tải trọng nhẹ, tài xế không cần dùng đến cầu kép để tránh hao mòn lốp, tiết kiệm nhiên liệu.

Theo Tổ quốc, VnExpress