Theo anh Trần Văn Hữu – người duy nhất trong 4 ngư dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An bị chìm tàu ngoài biển được tìm thấy tính đến thời điểm này cho biết sự cố chìm tàu xảy ra quá nhanh. Trong quá trình trôi dạt trên biển, anh đã phải ăn cá s.ống để s.inh tồn.
Ngày 20/3, tại Bệnh viện Đa khoa Quang Thành (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), anh Trần Văn Hữu (SN 1995, xã Văn Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) vẫn đang được các y bác sĩ theo dõi sức khỏe sát sao.
Anh Hữu đang điều trị tại bệnh viện
Anh Hữu là người duy nhất trong 4 ngư dân bị chìm tàu ngoài biển được tìm thấy tính đến thời điểm này.
Theo các y, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quang Thành, sau khi tiếp nhận và kiểm tra, bệnh nhân Hữu được chẩn đoán viêm phổi sặc và cần theo dõi tiêu cơ vân. Dù bệnh nhân đã tỉnh táo hơn và sức khỏe dần ổn định nhưng cần phải điều trị từ 3 – 5 ngày mới hồi phục hoàn toàn.
Nằm trên gi.ường bệnh anh Hữu kể giọng mệt mỏi kể, chiều 17/3, tàu cá mang s.ố hiệu NA-80209-TS do ông Nguyễn Văn Cương (SN 1980, trú xã Văn Hải, huyện Quỳnh Lưu) l.àm thuyền trưởng ra khơi như thường lệ.
Trên tàu ngoài thuyền trưởng và anh Hữu còn có anh Lê Tuấn Anh (SN 2000, trú xã Văn Hải) và ông Bùi Sỹ Nhất (SN 1977, trú xã Thuận Long, huyện Quỳnh Lưu).
Khi đang đ.ánh mẻ lưới đầu tiên cách bờ chừng khoảng 20-30 hải lý thì kh.ông may hệ thống máy tời bị hỏng. Thuyền trưởng yêu cầu các thuyền viên nhanh chóng thu gom lưới cụ để quay về bờ sửa chữa.
Đến khoảng 3h sáng 18/3, tàu chạy về đến tọa độ 18052’N-105056’E (cách đ.ảo Mắt khoảng 5 – 6 hải lý) thì phát hiện phía dưới khoang máy bị nước biển ngập vào.
“L.úc đó tôi xuống hầm máy kiểm tra, phát hiện nước biển ngập vào. Tôi hét vọng lên, b.áo anh Cương gọi cho các thuyền bạn và cơ quan chức năng hỗ trợ. Thế nhưng nước ngập l.àm m.ất điện, hệ thống kh.ông phát được tín hiệu.
L.úc này sóng biển dữ dội, khiến tàu bị phá nước, ngập rất nhanh. Mọi việc chỉ trong vòng khoảng 2 phút. Chúng tôi chỉ kịp vơ tấm ván cửa hầm (loại cửa gỗ có l.ót xốp để giữ khoang l.àm lạnh trên tàu) lao xuống biển trước khi tàu chìm”, anh Hữu kể.
Theo anh Hữu, do sự việc diễn ra quá nhanh, anh em kh.ông ai kịp mặc áo phao, kh.ông điện thoại, kh.ông mang theo thức ăn dự trữ.
L.úc xuống nước, anh cùng với ông Nhất vơ được một tấm cửa (khoảng 1,5m2) để l.àm phao, còn ông Cương và anh Tuấn Anh bám chung một tấm.
Thời gian đầu, cả 4 anh em vẫn cố gắng bám vào nhau và động viên nhau cố gắng bám trụ chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, sóng to gió lớn, nước biển lạnh như cắt. Sau khoảng một giờ đồng hồ mọi người bị xuống sức nhanh. Cả 4 anh em dần bung tay ra, tự bám vào tấm xốp để tiếp tục chống cự.
“Khi mọi người đều kh.ông ở bên cạnh nhau nữa, chúng tôi vẫn cố gắng gọi tên nhau để kh.ông m.ất liên lạc. Nhưng sóng càng mạnh, xô dạt mỗi người mỗi nơi. Riêng tôi l.úc này rất mệt, chân tay bủn rủn, ngâm mình dưới biển nhiều giờ kh.ông đủ sức vượt qua nữa. Cứ nghĩ nếu kh.ông ai phát hiện sớm chắc phải bỏ mạng ngoài biển khơi”, anh Hữu nhớ lại.
Thời điểm được tàu cá Hà Tĩnh cứu, anh Hữu gần như đã kiệt sức (Ảnh: BPNA)
Ăn cá s.ống và kh.ông ngừng hy vọng
Hít một hơi thật sâu như để lấy lại sức, anh Hữu kể tiếp, trong nhiều tiếng đồng hồ bám trụ trên biển, có 2 lần anh phát hiện tàu cá tới gần.
Mỗi lần như vậy, anh đều cố hết sức bình s.inh để ra hiệu, kêu cứu nhưng kh.ông có kết quả vì sóng biển, gió và tiếng động cơ tàu.
“Mỗi cơ hội được cứu trôi qua, tôi kiệt sức, m.ất dần hy vọng. Mệt, rét, đói, tôi vớt được con cá ch:ết, tự động viên phải ăn để s.inh tồn. Sáng 19/3, tôi gần như kiệt sức, nhặt được chai nước trôi qua, may quá, vẫn còn mấy ngụm uống đỡ khát”, anh Hữu nhớ lại.
Kh.ông biết, mình đã trôi dạt trên biển bao lâu, cách nơi tàu gặp nạn bao xa, cho đến khi bất ngờ phát hiện tàu cá mang s.ố hiệu tỉnh Hà Tĩnh ở gần. Anh Hữu cố hết sức để bơi lại gần, cắt ngang mũi tàu hét kêu cứu nhưng kh.ông nghe tiếng hồi đáp. Kh.ông bỏ cuộc, anh bơi vòng qua bên h.ông tàu, may mắn, anh Hữu được người trên tàu phát hiện.
Tính từ l.úc xảy ra sự cố chìm tàu (3h ngày 18/3) cho đến khi được phát hiện và cứu lên tàu cá Hà Tĩnh (khoảng 9h sáng 19/3), ngư dân Trần Văn Hữu đã trôi dạt trên biển 30 giờ.
Tiếp nhận được tin b.áo, Bộ đội Biên phòng Nghệ An liền lập tức huy động tàu và lực lượng ra ứng cứu. Khoảng 18h45 ngày 19/3, anh Hữu được đưa vào bờ trong trạng thái sức khỏe suy kiệt.
Trước đó, t.ối 18/3 Trạm Kiểm soát biên phòng Lạch Quèn, Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận (Nghệ An) nhận được tin b.áo từ anh Phạm Đăng (37 tuổi, ở xã Văn Hải, huyện Quỳnh Lưu) về việc tàu NA-80209-TS do ông Nguyễn Văn Cương l.àm thuyền trưởng trên đường vào lạch thì bị chìm chưa rõ nguyên nhân.
Thời điểm tàu chìm có 4 ngư dân gồm: Ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi), anh Trần Văn Hữu (30 tuổi), Lê Tuấn Anh (20 tuổi), cùng trú xã Văn Hải, huyện Quỳnh Lưu và anh Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi, trú ở Thuận Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Ngay sau khi nhận được tin b.áo, lực lượng Biên Phòng Nghệ An đã chỉ đạo 2 tàu chuyên dụng cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng ra khơi, cùng với các tàu cá của ngư dân triển khai tìm kiếm. Ngay trong chiều ngày 19/3, Bộ Quốc phòng tiếp tục điều động thêm 2 tàu chuyên dụng ra khơi triển khai tìm kiếm.
Chiều 20/3, tr.ao đổi với PV B.áo Giao th.ông, ông Cao Xuân Điệp, Chủ tịch UBND xã Văn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cho biết: Hiện công tác tìm kiếm vẫn đang được triển khai nhưng vẫn chưa có tung tích của 3 ngư dân còn lại.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/vu-chim-tau-4-ngu-dan-mat-tich-troi-dat-tren-bien-30-gio-an-ca-chet-de-sinh-ton-192250320160829579.htm