Xe VinFast trong vụ TNGT trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được trang bị hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB) nhưng vì sao tai nạn vẫn xảy ra?
Hiện trường vụ TNGT trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng làm 2 người tử vong, 8 người bị thương.
Những ngày qua, trên mạng xã hội và các diễn đàn cộng động về xe cộ, nhiều người đặt câu hỏi vì sao xe VinFast trong vụ TNGT trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có trang bị hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB) nhưng vẫn xảy ra tai nạn?
Liệu tính năng này chưa được kích hoạt trên xe, hay bị tác động bởi yếu tố nào khác khiến chúng không thể phát huy tác dụng trong điều kiện xảy ra va chạm?
Hệ thống hệ thống phanh tự động khẩn cấp là gì?
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB) là một trong những công nghệ an toàn tân tiến hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô, cho phép xe tự động phát hiện và phản ứng khi có nguy cơ xảy ra va chạm. Công nghệ này thường được các nhà sản xuất xe hơi trang bị trên những dòng ô tô đời mới, đắt tiền. Chúng cho phép xe tự động phát hiện và phản ứng khi có nguy cơ va chạm thông qua cảm biến và hệ thống điều khiển.
Về nguyên lý hoạt động, khi phát hiện phương tiện có nguy cơ va chạm thông qua hệ thống radar, laser, camera hay các cảm biến được trang bị trên xe, hệ thống sẽ tự động kích hoạt phanh để giảm tốc độ hoặc dừng hoàn toàn, giúp tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại từ các va chạm không mong muốn.
AEB có nhiều loại nhưng hầu hết đều đưa ra các cảnh báo bằng hình ảnh, âm thanh hoặc rung tay lái hoặc bằng cả 3. Trong trường hợp lái xe ô tô không phản ứng lại các cảnh báo, AEB sẽ tự động phanh. Ngoài ra, một số hệ thống AEB còn có có thể căng dây đai an toàn giúp giảm thiểu tổn thương cho hành khách.
Khi xảy ra va chạm, xe được trang bị AEB sẽ tự động sẽ hỗ trợ một phần hoặc phanh độc lập.
Hệ thống ngăn ngừa va chạm AEB tuỳ vào các hãng xe thông thường sẽ được chia làm 3 loại chính tương ứng với xe di chuyển trong dải tốc độ thấp (30-50km/h), dải tốc độ cao (lên đến 130km/h) và ngăn ngừa va chạm với khách bộ hành thông qua hình dáng và đặc điểm của người đi bộ.
Tất nhiên, cả 3 loại hệ thống ngăn ngừa va chạm trên không loại trừ lẫn nhau. Thực tế, có hệ thống AEB chỉ có thể tránh va chạm ở tốc độ thấp nhưng lại có loại kết hợp cả 3 loại ngăn ngừa trên (ở tốc độ thấp/cao và khách bộ hành).
Trên thực tế, có nhiều trường hợp xảy ra TNGT trên đường liên quan đến hệ thống phanh tự động khẩn cấp trên xe, vì những lý do khác nhau chúng hoạt động không thực sự hiệu quả.
Theo thống kê của Viện Bảo hiểm an toàn đường bộ Mỹ (IIHS), hệ thống phanh tự động có thể ngăn chặn được 20% vụ va chạm xảy ra. Bên cạnh đó, một nghiên cứu của chính quyền Australia cho thấy AEB có thể ngăn ngừa được 35% va chạm phía sau và 53% va chạm được giảm nhẹ.
Mặc dù có được trang bị AEB, rủi ro tai nạn vẫn có thể xảy ra.
Hãng xe Volvo, thương hiệu ô tô an toàn nhất thế giới, trang bị hệ thống phanh tự động City Safety có thể giúp tốc độ xe giảm tối đa 50km/h khi phát hiện nguy cơ va chạm với xe phía trước. Nếu chênh lệch tốc độ giữa xe Volvo và xe phía trước lớn hơn 50km/h, tính năng này không thể giúp ngăn va chạm mà chỉ giúp giảm nhẹ thiệt hại.
Với Mercedes-Benz, hệ thống hỗ trợ phanh của hãng là Active Brake Assist, hoạt động ở tốc độ từ 7-250km/h. Tuy nhiên nếu xe phía trước đang đứng im, hệ thống này chỉ hoạt động ở tốc độ từ 7-70km/h.
AEB là công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn và thông minh, chúng có thể hoạt động trên nhiều điều kiện định hình và thời tiết khác nhau. Có thể tránh va chạm với người, động vật và các đối tượng khác. Tuy nhiên, khoảng cách dừng xe ô tô sẽ khác nhau căn cứ vào tình trạng hoàn cảnh cụ thể. Người dùng có thể tham khảo kỹ hơn trong sách HDSD của từng dòng xe được nhà sản xuất công bố.
Quay lại trường hợp của xe VinFast VF9 gây ra vụ TNGT nghiêm trọng với 3 ô tô trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng vừa qua, hậu quả thiệt hại nặng nề cả người và phương tiện.
Theo như sách HDSD của xe, hệ thống phanh tự động khẩn cấp được nhà sản xuất lưu ý và đưa ra cảnh báo với người sử dụng như sau: “Hệ thống Phanh khẩn cấp tự động phía trước có thể được kích hoạt khi vận tốc xe lớn hơn 5km/h (6 mph) và thấp hơn 130km/h (91 mph)”. Như vậy, ở ngoài dải tốc độ trên, AEB sẽ không hoạt động.