Lùi chuồng dọc là một trong những kỹ thuật lái xe cơ bản mà bất cứ tài xế nào cũng phải thành thạo. Tuy nhiên, việc định hướng, điều khiển vô lăng để lùi đỗ đúng vị trí là điều không hề đơn giản. Bài viết dưới đây của Vietmap sẽ hướng dẫn chi tiết về cách lùi chuồng dọc chuẩn xác và không bị va quẹt, mời bạn đọc cùng tham khảo.
I. 5 yêu cầu quan trọng khi thực hiện cách lùi chuồng dọc
Lùi chuồng dọc là nội dung quan trọng của bài thi sa hình. Đây là kỹ thuật khá phức tạp vì người lái sẽ bị hạn chế tầm nhìn, khó quan sát toàn cảnh, dẫn tới tình huống xử lý không được chuẩn xác.
Trong bài thi, nếu thí sinh không làm tốt bài thi lùi chuồng dọc có thể sẽ bị trừ điểm hoặc truất quyền thi. Nếu điểm số đạt trên 80 thì chứng tỏ bạn đã vượt qua. Dưới đây là một số yêu cầu khi thực hiện lùi chuồng dọc bạn nên nắm rõ:
Bài thi lùi chuồng dọc bắt buộc phải hoàn thành trong 2 phút. Nếu quá thời gian này, bạn sẽ bị truất quyền thi hoặc trừ điểm.
Tuyệt đối không để xe ô tô bị tắt máy trong quá trình thực hiện bài thi.
Không được để bánh xe ô tô đè lên vạch cảm ứng giới hạn hoặc đường giới hạn ống khí.
Tốc độ động cơ cần phải duy trì dưới 4000 vòng/phút.
Tốc độ chạy xe là 24km/h đối với bài thi hạng B, D và dưới 20km/h đối với hạng C, E.
II. Hướng dẫn cách lùi xe vào chuồng dọc chuẩn xác
Bước 1: Bạn hãy điều khiển xe tiến từ từ đến vị trí chuồng đỗ. Khi lái, bạn cần để xe chạy song song sát với mép đường bên phía vị trí chuồng, cách mép đường khoảng 20cm. Lưu ý, khi vai bạn ngang hàng với mép chuồng thì dừng lại.
Bước 2: Bạn cần đánh hết lái qua phải, sau đó nhìn qua gương trái. Nếu thấy 3 điểm là gương, đuôi xe và điểm giữa cửa chuồng tạo thành đường thẳng thì bạn hãy thực hiện đồng thời thao tác trả lái và phanh dừng xe. Khi làm tốt bước này, thân xe. Sẽ tạo với mép đường một góc lệch khoảng 45 – 60 độ, góc trái đuôi xe cách mép đường khoảng 1.5 – 2m.
Bước 3: Tiếp theo, bạn hãy gạt xe về số lùi, đánh lái qua trái khoảng 1.5 vòng và từ từ cho xe lùi vào chuồng. Lúc này, bạn cần liên tục quan sát gương chiếu hậu trái, khi thấy đuôi xe chạy qua cửa chuồng khoảng 30cm thì nhìn sang gương chiếu hậu phải để xem mép phải đuôi xe đã lọt vào vạch chuồng hay chưa. Sau đó, bạn hãy trả lái, di chuyển với tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc quan sát 2 gương xem đã lùi thẳng không.
III. Chia sẻ cách đỗ xe song song chi tiết từng bước
Bước 1: Bạn hãy chạy xe chậm tới vị trí song song với xe phía trước chỗ đỗ sao cho xe mình cách xe họ khoảng 60cm, đuôi xe của cả hai nằm ngang nhau trên một đường thẳng.
Bước 2: Đánh hết lái sang phải, đồng thời quan sát gương chiếu hậu trái. Khi thấy biển số của xe phía sau chỗ đỗ lọt vào điểm chính giữa của gương thì dừng. Nếu làm tốt bước này, thân xe sẽ tạo thành một góc lệch với mép đầu xe phía sau khoảng 45 – 50 độ. Tiếp theo, bạn hãy chuyển sang số lùi, trả lái thẳng và cho xe lùi từ từ vào trong cho tới khi góc phải đầu xe ngang với đuôi xe phía trước thì dừng.
Bước 3: Đánh hết lái về phía trên trái và tiếp tục lùi xe vào chỗ trống cho đến khi đã đỗ thẳng hàng và song song với lề đường, cách mép lề không quá 25cm. Đồng thời, khoảng cách với đuôi xe phía trước và đầu xe phía sau đảm bảo an toàn thì dừng lại.
IV. Những nguyên tắc lùi đỗ ô tô bạn nên biết
1. Hướng đánh lái ngược với hướng lùi xe
Hầu hết lái mới thường lúng túng khi lùi xe vì không biết nên đánh lái sang trái hay phải. Vì vậy, khi thực hiện kỹ thuật lùi, bạn hãy nhớ nguyên tắc “hướng đánh lái ngược với hướng lùi xe”.
Điều này có nghĩa là khi đánh lái xe sang trái thì xe sẽ lùi về bên phải. Ngược lại, đánh xe sang phải thì xe sẽ lùi về bên trái. Do đó, nếu muốn lùi xe về bên nào thì bạn hãy đánh lái ngược lại.
2. Tiến bám lưng, lùi bám bụng
Đây là nguyên tắc lái mà bạn cần ghi nhớ khi lùi xe. Trong đó, phần lưng là phần mặt xe bên ngoài, phần bụng là mặt xe bên trong.
Khi áp dụng nguyên tắc này, bạn lùi bên nào thì bám nhiều hơn vào bên đó. Nếu cần lùi phải thì bạn bám phần bụng bên phải. Ngược lại, cần lùi trái thì bám vào phần bụng bên trái.
3. Đánh lái đúng thời điểm
Khi lùi xe, bạn cần xác định đúng thời điểm đánh lái để điều chỉnh tốc độ phù hợp. Nếu đánh lái quá sớm hoặc quá muộn, xe dễ bị lệch, lúc lùi vào chuồng khó hơn và xe không được thẳng.
4. Không cố lùi tiếp khi thấy xe bị lệch, xéo
Nếu lùi xe quá trớn, đuôi. Xe bị sát hoặc xa chuồng thì bạn không nên cố lùi tiếp. Lúc này, hãy cho xe tiến lên phía trước, đánh lái để lấy lại góc rồi cho xe từ từ vào chuồng.
V. Chia sẻ những kinh nghiệm lùi/đỗ xe an toàn
1. Điều chỉnh gương chiếu hậu cho tầm nhìn rộng nhất
Gương chiếu hậu là bộ phận giữ vai trò quan trọng, nhất là khi lùi chuồng. Vì vậy, trước khi lùi xe, bạn cần chỉnh gương chiếu hậu sao cho thu được tầm quan sát tốt nhất về lốp xe phía sau, tốt nhất là áp dụng chỉnh gương góc hẹp.
Nếu muốn mở rộng góc quan sát rộng hơn, bạn có thể lắp thêm gương cầu lồi dành cho ô tô.
2. Lùi chậm từ từ, không nóng vội
Số lùi là số khỏe nhất, hoạt động nhanh hơn số 1. Vì vậy, khi lùi xe, bạn chỉ nên duy trì tốc độ chậm. Điều này giúp việc điều chỉnh dễ dàng hơn, tránh lùi quá đà, mất thời gian tiến lên và lùi lại.
Bên cạnh đó, lùi xe chậm còn giúp tài xế kịp thời xử lý các tình huống hoặc chướng ngại vật bất ngờ.
3. Chú ý cả trước lẫn sau
Khi lùi xe, bạn cần quan sát cẩn thận cả trước và sau vì khi đánh lái, mũi xe thường hướng ra ngoài. Nếu không chú ý, có thể bạn sẽ gặp sự cố khi gặp vật cản, người đi bộ hoặc xe trước chạy ngang qua.
4. Nếu chưa lùi chuồng quen, bạn nên xuống xe quan sát
Ước lượng sai khoảng cách, vị trí là những lỗi xảy ra phổ biến khi lùi chuồng dọc. Vì vậy, bạn nên xuống xe quan sát để có thể nhìn vị trí thực tế và lùi xe chuẩn hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo lắp thêm cảm biến lùi và camera ô tô để hỗ trợ quá trình lùi xe an toàn, nhanh chóng hơn. Liên hệ Vietmap qua Hotline 1800.5555.46 để được tư vấn chọn mua camera lùi xe ô tô phù hợp hoặc xem thông tin về sản phẩm tại website vietmap.vn.
VI. Những dòng xe nguy hiểm khi lùi chuồng
Điểm mù ô tô là những điểm khiến người lái không thể quan sát được từ vị trí ghế lái. Tùy vào kích thước, cấu trúc thiết kế mà mỗi dòng xe sẽ có điểm mù khác nhau. Xe có điểm mù càng lớn, việc lùi xe càng gây nguy hiểm.
Dưới đây là thông tin về số liệu đo độ nguy hiểm khi lùi của một số dòng xe phổ biến:
Xe sedan cỡ nhỏ: Vùng mù thường là 3.66m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 7.32m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.
Xe sedan cỡ trung bình: Vùng mù thường là 3.96m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 7.01m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.
Xe sedan cỡ lớn: Vùng mù thường là 3.96m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 7.01m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.
Xe Wagon hoặc Hatchback: Vùng mù thường là 2.74m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 4.57m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.
Xe SUV cỡ nhỏ: Vùng mù thường là 3.96m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 6.70m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.
Xe SUV cỡ trung bình: Vùng mù thường là 5.49m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 8.53m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.
Xe SUV cỡ lớn: Vùng mù thường là 5.79m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 9.45m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.
Xe Minivan: Vùng mù thường là 4.57m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 7.92m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.
Xe bán tải Pickup: Vùng mù thường là 7.32m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 10.67m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.
Xe thể thao: Vùng mù thường là 3.96m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 6.40m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.
Có thể thấy, xe có kích thước càng lớn thì độ nguy hiểm bởi điểm mù càng cao. Bên cạnh đó, xe ô tô không mui và có hai chỗ ngồi nhỏ, hoặc xe hatchback thường có vùng mù nhỏ. Ngoài ra, xe bán tải là loại xe có vùng mù dài nhất.
VII. Các lỗi thường bị trừ điểm trong bài thi sát hạch lùi chuồng dọc
Để tránh bị trừ điểm trong bài thi lùi chuồng dọc, bạn cần tránh các lỗi dưới đây:
Không lùi xe vào vạch giới hạn thi sát hạch vì nếu vi phạm sẽ bị trừ 5 điểm.
Không để bánh xe đè lên đường giới hạn ống khí, cứ 5 giây sẽ bị trừ 5 điểm.
Hoàn thành bài thi lùi chuồng dọc quá 2 phút bị trừ 5 điểm.
Nếu xe bị chết máy, mỗi lần vi phạm sẽ bị trừ 5 điểm.
Chạy quá tốc độ quy định thì cứ 3 giây sẽ bị trừ 1 điểm.
Tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút khi lùi chuồng sẽ bị trừ 5 điểm.
Đỗ xe không đúng theo quy định hoặc không có tín hiệu báo kết thúc bị trừ 5 điểm.
VIII. Các trường hợp phạm lỗi bị truất quyền thi khi lùi chuồng dọc
Một số lỗi nghiêm trọng khiến bạn có thể bị truất quyền thi khi lùi chuồng dọc đó là:
Lái xe lên vỉa hè.
Điều khiển xe đi không đúng hình dạng của bài thi.
Giải quyết tình huống gây tai nạn không hợp lý.
Tổng điểm thi sát hạch lái xe dưới 80 điểm.
Kết thúc thời gian thi nhưng ghép xe không vào chuồng, vẫn còn phần xe nằm ngoài vị trí đỗ.
IX. Những mẹo hay để dành điểm cao khi lùi chuồng dọc
Điều chỉnh gương phù hợp với tầm nhìn để giúp định hướng đánh xe, đồng thời luôn chú ý quan sát cả trước và sau khi thực hiện lùi chuồng.
Tập luyện lùi chuồng dọc nhiều lần để khi thực hiện bài thi thật không bị lúng túng.
Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể đạp phanh và bấm nút dừng khẩn cấp trên xe.
Tập trung lái xe, di chuyển với tốc độ chậm để tránh lùi xe quá trớn hoặc mất lái.
Chú ý khoảng cách, tránh để xe cách quá xa lề đường vì đến lúc mở cua sẽ không đủ khoảng trống bên phải. Điều này dễ khiến người lái phạm lỗi đè vạch hoặc lấn lên vỉa hè. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để khoảng cách quá gần vì khi đánh lái mở cua phải, đuôi xe có thể chạm vào mép chuồng, làm xước xe.