Một người đàn ông Hà Lan là trường hợp nhiễm COVID-19 lâu nhất từng được ghi nhận khi phải chịu đựng căn bệnh này trong 613 ngày với 50 đột biến trước khi qua đời.
Báo Tin tức ngày 21/04/2024 đưa thông tin với tiêu đề: “Bệnh nhân mắc COVID-19 trong thời gian kỷ lục 613 ngày”. Với nội dung như sau:
Theo tờ Time, bệnh nhân 72 tuổi ở Hà Lan được chẩn đoán mắc COVID-19 với biến thể Omicron vào tháng 2/2022. Kể từ thời điểm đó cho đến khi qua đời, bệnh nhân này đã phải chịu đựng căn bệnh trong suốt 613 ngày. Các nhà nghiên cứu cho biết, đây là thời gian một người mắc virus SARS-CoV-2 lâu nhất được ghi nhận.
Trước khi mắc COVID-19, bệnh nhân đã có tiền sử bị rối loạn máu, khiến hệ thống miễn dịch không thể sản xuất đủ tế bào bạch cầu hoặc kháng thể để chống lại virus mặc dù đã được tiêm vaccine nhiều lần.
Thông thường, hầu hết những bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ khỏi bệnh sau vài tuần. Nhưng ở trường hợp của bệnh nhân này, các chuyên gia y tế đã cố gắng chữa trị bằng mọi cách nhưng vẫn không hiệu quả.
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ nhanh chóng phát hiện ra rằng cơ thể của ông đã trở nên kháng Sotrovimab – một loại kháng thể đơn dòng để điều trị sớm COVID-19. Họ cũng nhận ra sự phát triển của kháng thể chống đột biến là rất ít và hệ thống miễn dịch của bệnh nhân không có khả năng loại bỏ virus.
Bệnh nhân sau đó đã qua đời tại bệnh viện vào mùa thu năm 2023 do hệ thống miễn dịch suy yếu và rối loạn máu tiềm ẩn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện loại virus này đã biến đổi gần 50 lần trong cơ thể bệnh nhân và cuối cùng tạo ra một biến thể cực kỳ đột biến.
Các nhà nghiên cứu sẽ trình bày về trường hợp này tại đại hội toàn cầu của Hiệp hội vi sinh lâm sàng và bệnh truyền nhiễm Châu Âu (ESCMID) tại Barcelona, Tây Ban Nha vào tuần tới, thời gian nhiễm virus SARS-CoV-2 kéo dài 20 tháng là thời gian dài nhất được biết đến cho tới hiện tại.
Mặc dù virus đột biến của người đàn ông chưa lây nhiễm cho người khác, nhưng việc nhiễm bệnh kéo dài có thể khiến virus tích lũy những thay đổi di truyền, có khả năng sinh ra các biến thể mới đáng lo ngại và cần ngăn chặn chúng lan truyền vào cộng đồng.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học nghiên cứu dữ liệu gen từ các mẫu nước thải cũng phát hiện ra bằng chứng cho thấy con người có thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2 đột biến nặng trong hơn 4 năm nhưng không hề hay biết. Tình trạng nhiễm trùng dai dẳng như vậy cũng có thể khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng COVID-19 kéo dài.
Tiếp đến, báo Sức khỏe và Đời sống ngày cũng có bài đăng liên quan với thông tin:Bệnh nhân mắc COVID-19 trong thời gian kỷ lục 613 ngày. Nội dung được đưa như sau:
Một người đàn ông Hà Lan là trường hợp nhiễm COVID-19 lâu nhất từng được ghi nhận khi phải chịu đựng căn bệnh này trong 613 ngày với 50 đột biến trước khi qua đời.
Theo tờ Time, bệnh nhân 72 tuổi ở Hà Lan được chẩn đoán mắc COVID-19 với biến thể Omicron vào tháng 2/2022. Kể từ thời điểm đó cho đến khi qua đời, bệnh nhân này đã phải chịu đựng căn bệnh trong suốt 613 ngày. Các nhà nghiên cứu cho biết, đây là thời gian một người mắc virus SARS-CoV-2 lâu nhất được ghi nhận.
Trước khi mắc COVID-19, bệnh nhân đã có tiền sử bị rối loạn máu, khiến hệ thống miễn dịch không thể sản xuất đủ tế bào bạch cầu hoặc kháng thể để chống lại virus mặc dù đã được tiêm vaccine nhiều lần.
Thông thường, hầu hết những bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ khỏi bệnh sau vài tuần. Nhưng ở trường hợp của bệnh nhân này, các chuyên gia y tế đã cố gắng chữa trị bằng mọi cách nhưng vẫn không hiệu quả.
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ nhanh chóng phát hiện ra rằng cơ thể của ông đã trở nên kháng Sotrovimab – một loại kháng thể đơn dòng để điều trị sớm COVID-19. Họ cũng nhận ra sự phát triển của kháng thể chống đột biến là rất ít và hệ thống miễn dịch của bệnh nhân không có khả năng loại bỏ virus.
Bệnh nhân sau đó đã qua đời tại bệnh viện vào mùa thu năm 2023 do hệ thống miễn dịch suy yếu và rối loạn máu tiềm ẩn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện loại virus này đã biến đổi gần 50 lần trong cơ thể bệnh nhân và cuối cùng tạo ra một biến thể cực kỳ đột biến.
Các nhà nghiên cứu sẽ trình bày về trường hợp này tại đại hội toàn cầu của Hiệp hội vi sinh lâm sàng và bệnh truyền nhiễm Châu Âu (ESCMID) tại Barcelona, Tây Ban Nha vào tuần tới, thời gian nhiễm virus SARS-CoV-2 kéo dài 20 tháng là thời gian dài nhất được biết đến cho tới hiện tại.
Mặc dù virus đột biến của người đàn ông chưa lây nhiễm cho người khác, nhưng việc nhiễm bệnh kéo dài có thể khiến virus tích lũy những thay đổi di truyền, có khả năng sinh ra các biến thể mới đáng lo ngại và cần ngăn chặn chúng lan truyền vào cộng đồng.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học nghiên cứu dữ liệu gen từ các mẫu nước thải cũng phát hiện ra bằng chứng cho thấy con người có thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2 đột biến nặng trong hơn 4 năm nhưng không hề hay biết. Tình trạng nhiễm trùng dai dẳng như vậy cũng có thể khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng COVID-19 kéo dài.
Tổng hợp