Theo anh Tuấn, hệ thống pin mặt trời tiết kiệm khá nhiều chi phí sạc xe điện VinFast, dễ hoàn vốn đầu tư ban đầu, phù hợp với những nơi có nhiều nắng, ít tòa nhà.
Anh Trần Văn Tuấn (TP. HCM) là một “fan r.uột” của xe điện khi sở hữu cả xe máy điện và ô tô điện VinFast, đồng thời tự thiết kế cả một hệ thống điện mặt trời tại nhà để sạc cho những chiếc xe này. Đây là giải pháp để tận dụng nguồn năng lượng từ tự nhiên và trên lý thuyết cũng giúp tiết kiệm chi phí sử dụng điện gia đình.
Hiện tại, phương tiện chính mà anh Tuấn sử dụng là chiếc VinFast VF 8. Trước đó, anh Tuấn từng sở hữu một chiếc VF e34. Cả 2 chiếc đều được anh sạc bằng pin mặt trời.
Chiếc VinFast VF 8 mà anh Tuấn sở hữu
Hệ thống pin mặt trời được anh Tuấn lắp đặt trên mái nhà với tổng cộng 10 tấm pin 450 W. Lượng điện mỗi ngày mà hệ thống pin này thu được từ năng lượng mặt trời là khoảng 18 kW đến 24 kW, đáp ứng được cả nhu cầu sạc pin xe điện và sử dụng một số thiết bị điện gia đình.
Những tấm pin mặt trời mà anh Tuấn sử dụng
Lắp điện mặt trời ở đâu phù hợp nhất?
Điện mặt trời sẽ phù hợp nhất với những khu vực có nhiều nắng, không có cây lớn và nhà cao tầng xung quanh.
Anh Tuấn sinh sống ở khu Nhà Bè (TP. HCM). Tại đây có nhiều nắng và không có nhà cao tầng che chắn nên những tấm pin mặt trời của anh được hứng nắng cả ngày.
Những tấm pin mặt trời khi được đặt lên mái và mái hiên nhà
Chi phí lắp đặt điện mặt trời thế nào?
Theo anh Tuấn, có 2 loại thiết bị điện mặt trời, một loại có lưu trữ và một loại không lưu trữ.
Ưu điểm của loại không lưu trữ là chi phí lắp đặt rẻ hơn, thời gian hoàn vốn đầu tư nhanh, chỉ trong khoảng 2-3 năm là hoà vốn. Độ bền của pin mặt trời lên đến 20-30 năm. Tuy nhiên, loại điện mặt trời không lưu trữ đòi hỏi phải sạc xe điện vào ban ngày.
Loại có lưu trữ có chi phí cao hơn. Bộ lưu trữ điện có giá bằng khoảng 3/4 chi phí cho pin mặt trời. Thời gian hoàn vốn loại này lâu hơn, lên tới khoảng 5 năm. Tuổi thọ của bộ lưu trữ chỉ khoảng 10 năm, ngắn hơn so với pin mặt trời là 20-30 năm. Ưu điểm của loại này là có thể sạc xe vào ban đêm và tận dụng được triệt để điện sinh ra từ tấm pin mặt trời.
Anh Tuấn đang lắp hệ thống điện mặt trời không lưu trữ. Khi còn sử dụng chiếc VF e34, anh lắp dàn pin 4,4 kWp, chi phí lắp đặt khoảng 25 triệu đồng. Sau này đổi sang chiếc VF 8, anh nâng lên dàn pin 8 kWp, thêm 18 triệu đồng nữa.
Chiếc VF e34 của anh Tuấn được dùng điện năng lượng mặt trời
Dùng điện mặt trời để sạc xe điện có hiệu quả?
Mỗi ngày anh Tuấn di chuyển khoảng 30-40 km. Quãng đường đi được hàng tháng rơi vào khoảng 1.200 km.
Anh Tuấn cho biết khi còn sử dụng chiếc VF e34, tổng điện tiêu dùng hàng tháng là 700 đến 800 kW, tương đương 1,9 triệu đến 2,3 triệu đồng. Sau khi lắp điện mặt trời thì điện lấy từ điện lưới EVN chỉ còn 360 kW, tương đương khoảng 880.000 đồng tiền điện. Số tiền điện tiết kiệm được là khoảng 1,3 triệu đồng/tháng.
Đổi sang chiếc VF 8, lượng điện dùng hàng tháng khoảng 1.000 kW, tương đương khoảng 3 triệu đồng tiền điện. Khi lắp điện mặt trời, số điện lấy từ điện lưới EVN là 480 kW, tương đương khoảng 1,2 triệu đồng. Như vậy, anh Tuấn tiết kiệm được khoảng 1,8 triệu đồng/tháng.
Sạc điện mặt trời tại nhà tiết kiệm chi phí hơn so với sạc ngoài trụ
Sạc xe điện bằng điện mặt trời cần lưu ý gì?
Như đã đề cập ở trên, loại điện mặt trời không lưu trữ đòi hỏi xe phải có mặt ít nhất 4 tiếng ở nhà vào ban ngày để sạc, nên sẽ không phù hợp với ai sử dụng xe đi làm theo giờ hành chính thông thường. Giải pháp là dùng điện mặt trời có lưu trữ với chi phí đầu tư cao hơn.
Với trường hợp của anh Tuấn thì việc dùng điện mặt trời để sạc xe điện là hiệu quả với chi phí sử dụng giảm rõ rệt, chỉ cần bộ bám tải và không cần đến bộ lưu trữ.
Người đàn ông hơn 70 tuổi tự chế ô tô điện tại Hà Nội
Bác Q.D., làm việc và sinh sống nhiều năm tại Hà Nội đã hiện thực hóa mong muốn trên bằng chiếc ô tô cỡ siêu nhỏ chạy điện do chính tay mình tạo ra.
Chiếc xe siêu nhỏ đáp ứng được yêu cầu không khí thải.
Hiện tại, người đàn ông hơn 70 tuổi đang sở hữu tới bốn chiếc xe điện với các kích cỡ khác nhau. Trả lời Tiền Phong, bác D. nói: “Hiện tại đây chỉ là những sản phẩm thử nghiệm. Tôi vẫn đang trong quá trình kiểm tra độ bền, tính an toàn của chiếc xe. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này đã là hơn ba năm sử dụng, nó vẫn luôn mang lại cảm giác lái êm ái khi vận hành. Chiếc xe có thể đạt vận tốc tối đa 60 km/h”.
Chủ sở hữu đã sử dụng mẫu xe tự chế được ba năm.
Theo bác D., để làm ra một chiếc ô tô điện ba bánh sẽ mất khoảng 15 ngày với chi phí phụ tùng 50 triệu đồng. Công đoạn đầu tiên trong quá trình chế tạo xe là tạo khung, vỏ. Tất cả đều được sản xuất thủ công. Sau khi xong phần khung xe theo bản vẽ, nhóm sản xuất đã cắt gọt các tấm kim loại để chế tạo vỏ. Bác D. đã trải qua quá trình mạ kim loại rồi sơn để đảm bảo lớp sơn luôn bền.
Khi hoàn thiện phần khung và vỏ xe, bác D. đã tìm kiếm những phụ tùng cũ còn sử dụng được của ô tô như vô lăng, gương,… để lắp ráp hoàn chỉnh chiếc xe. Bên trong khoang nội thất còn được trang bị hệ thống điều hòa thông gió, đảm bảo hành khách không bị bí bách khi ngồi bên trong chiếc xe cỡ nhỏ.
Nội thất được trang bị đầy đủ các tính năng để vận hành.
Hệ dẫn động của sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và đang được thử nghiệm cho hai xe khác nhau. Người đàn ông này chia sẻ rằng cần phải tìm hiểu về nhiều nguồn hệ dẫn động thì mới tìm ra được đâu là loại phụ tùng tốt nhất. Bác nói: “Sau quá trình di chuyển, hệ dẫn động đến từ Hàn Quốc vừa rẻ vừa có chất lượng tốt. Dù hệ dẫn động của Nhật Bản là tốt hơn cả, chúng lại quá đắt, không phù hợp với túi tiền của người Việt”
‘Trái tim’ của chiếc xe là ắc quy lithium trọng lượng 7 kg với cường độ dòng điện 150 ampe giờ. Với nguồn năng lượng này, nó có thể đạt vận tốc 60 km/h, ngang các dòng xe máy điện trên thị trường.
Phạm vi hoạt động của sản phẩm này được cho khá tốt.
Vẻ bề ngoài của chiếc xe điện có phần giống chiếc Smart Fortwo, khoang nội thất cũng có hai ghế ngồi phía trước và phần để đồ đằng sau. Bên cạnh đó, xe có sức mạnh để chở được tối đa 4 người.
Theo Phụ nữ thủ đô, Tiền Phong