Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước ngay trong tháng sau.

Từ hôm nay giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước: Thị trường có sôi động trở lại? - Ảnh 1.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước ngay trong tháng sau.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó, chỉ thị nêu rõ tình hình kinh tế – xã hội nước ta 3 tháng đầu năm tiếp tục phục hồi tích cực, tuy nhiên nước ta đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức nhất là các yếu tố bên ngoài.

Chính vì vậy, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế, các đối tác lớn, nhất là chính sách về tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư… Nắm chắc tình hình thị trường, cân đối cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, giá.

 Trước đó, từ 1/7/2023, chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực trong 6 tháng. Ảnh: Việt Linh.
Trước đó, từ 1/7/2023, chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực trong 6 tháng. Ảnh: Việt Linh.

Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm tiền thuê đất, mặt nước. Yêu cầu hoàn thành trong tháng 5.

Như vậy, thị trường ôtô Việt Nam chuẩn bị đón nhận gói hỗ trợ từ Chính phủ tương tự nghị định từng được ban hành trong giai đoạn cuối năm 2021 đến đầu năm nay. Mục đích nhằm tăng kích cầu thông qua giảm lệ phí đăng ký xe mới, từ đó thu hút người dùng mua sắm sau thời gian dài thị trường suy giảm doanh số mạnh.

Theo đó, các hãng xe nắm giữ thị phần lớn và có nhà máy tại Việt Nam sắp được hưởng lợi có thể kể đến Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, VinFast, Honda…

Tại chỉ thị, Bộ Tài chính cũng được yêu cầu mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là đối với các dịch vụ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới…

“Thúc đẩy và kiểm soát phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả các thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong năm nay”, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu.

Bộ Công Thương chủ động có các biện pháp theo thẩm quyền và quy định để đảm bảo cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Tuyệt đối không để thiếu điện, thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.

Khẩn trương trình Chính phủ nghị định mới thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu trong tháng 5. Đồng thời, triển khai quyết liệt, hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII bảo đảm vững chắc cung ứng đủ điện cho quốc gia và các vùng, miền theo dự báo nhu cầu hàng năm.

“Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất cho vay; chủ động có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng, tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế hiệu quả, khả thi, kịp thời. Thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội”, Thủ tướng yêu cầu.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước được chỉ đạo điều hành kịp thời, linh hoạt, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá. Bảo đảm thị trường vàng cạnh tranh lành mạnh, hoạt động ổn định; kiểm soát chặt chẽ hoạt động, giao dịch trên thị trường, khắc phục ngay, hiệu quả tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế ở mức cao.

Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng. Đồng thời điều tiết kịp thời, hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp, người dân.

Theo: Znews

Doanh số ôtô điện tại thị trường Mỹ lộ diện: Tesla vẫn đứng đầu, VinFast tăng trưởng ấn tượng

Tăng trưởng doanh số của dòng xe điện tại thị trường Mỹ tiếp tục chậm lại, nhưng có những hãng vẫn tăng hơn 50%, gồm VinFast.

Trong quý I, người Mỹ mua 268.909 xe điện mới, theo Kelly Blue Book (KBB), công ty danh tiếng hàng đầu Mỹ về đánh giá, định giá và nghiên cứu thị trường ngành ôtô. Thị phần xe điện trong tổng doanh số xe mới trong cùng kỳ là 7,3%, giảm so với quý IV/2023.

Lúc này, doanh số xe điện hàng năm vẫn tăng trưởng tại Mỹ, nhưng tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể. So với cùng kỳ 2023, doanh số quý I năm nay chỉ tăng 2,6%, và giảm 15,2% so với quý IV/2023. Mức tăng trong quý I cũng thấp hơn 2 năm vừa qua.

Nhưng trong khi tăng trưởng chung là thấp nhất trong quý I, vẫn có ít nhất 9 hãng xe ghi nhận mức tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Danh sách này gồm BMW, Cadillac, Ford, Hyundai, Kia, Lexus, Mercedes, Rivian và VinFast.

Dưới đây là doanh số xe điện quý I của các thương hiệu đang kinh doanh tại Mỹ:

Xếp hạng Thương hiệu Doanh số quý I/2024 Doanh số quý I/2023 Thị phần quý I/2024 (%)
1 Tesla 140.187 161.630 51,3
2 Ford 20.223 10.866 7,4
3 Rivian 13.588 8.558 5
4 Hyundai 12.290 7.824 4,5
5 Mercedes 12.250 7.341 4,5
6 BMW 10.713 6.588 3,9
7 Kia 9.654 5.930 3,5
8 Chevrolet 8.701 19.700 3,2
9 Volkswagen 6.167 9.758 2,3
10 Cadillac 5.800 968 2,1
11 Audi 5.714 4.438 2,1
12 Nissan 5.284 5.214 1,9
13 Polestar 2.210 2.340 0,8
14 Lucid 1.967 1.406 0,7
15 Porsche 1.925 1.527 0,7
16 Toyota 1.897 1.698 0,7
17 GMC 1.668 2 0,6
18 Fisker 1.660 0,6
19 Lexus 1.603 185 0,6
20 Subaru 1.147 1.359 0,4
21 Volvo 1.069 2.924 1,9
22 Genesis 992 937 0,4
23 VinFast 927 110 0,3
24 Mini 742 672 0,3
25 BrightDrop 256 0,1
26 Jaguar 256 53 0,1

Danh sách trên chỉ gồm những thương hiệu bán được ít nhất 100 xe điện trong quý I tại Mỹ và có tất cả 26 thương hiệu. Hãng xe Việt VinFast đứng thứ 23, trên 3 hãng khác là Mini, BrightDrop và Jaguar.

Trong đó, BrightDrop là thương hiệu con của General Motors, thành lập năm 2021, chuyên cung cấp hệ thống kết nối sản phẩm hướng tới đối tượng khách hàng là chặng đầu và chặng cuối của chuỗi cung ứng, gồm cả các mẫu xe thương mại chạy điện hạng nhẹ, cũng như các phần mềm sử dụng điện toán đám mây.

Doanh số quý I của VinFast tại Mỹ là 927 xe, và toàn bộ là VF8 – mẫu xe gầm cao hạng D. Tại Mỹ, VF 8 có giá khoảng từ 47.000 USD. Hiện VinFast nắm 0,3% thị phần xe điện Mỹ sau quý I. So với quý I/2023, doanh số hãng xe Việt tăng mạnh tới 743%, bởi mới chỉ chuyển xe tới Mỹ từ cuối 2022.

Xe điện VinFast VF 8 tại Mỹ. Ảnh: Car and Driver
Xe điện VinFast VF 8 tại Mỹ. Ảnh: Car and Driver

Trong khi đó, Tesla – với tư cách “nhà lãnh đạo” của lĩnh vực xe điện – cũng bị giảm doanh số ở mức 13,3%. Thị phần của Tesla trong quý I là 51,3%, giảm so với 61,7% của quý I/2023.

Các thương hiệu có mức giảm sâu như Volvo (-63%), Chevrolet (-55,8%) hay Volkswagen (-36,8%).

“Ngày càng nhiều sản phẩm mới, thêm các chính sách hỗ trợ, nhiều hàng tồn, xe cho thuê nhiều hơn và thêm hạ tầng sạc sẽ giúp doanh số xe điện tăng cao trong năm nay. Nhưng dù thế, chúng ta tiếp tục chứng kiến sự tăng, giảm khi ngành công nghiệp tiến thêm về điện hóa”, Stephanie Valdez Streaty của Cox Automotive, nói.

Theo: vnexpress