(NLĐO) – Sự ra đi đột ngột của ông đã để lại khoảng trống rất lớn cho âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Gia đình nghệ sĩ Đức Dậu cho biết ông đột ngột q.ua đ.ời l.úc 19 giờ ngày 12-12, hưởng thọ 68 tuổi. Nghệ sĩ Đức Dậu tên thật Trần Trọng Dậu s.inh năm 1957. Ông được giới chuyên môn đ.ánh giá là một trong s.ố ít những nghệ sĩ h.iếm hoi kiên trì với sứ mệnh gìn giữ nhạc cụ dân tộc. Suốt hơn 45 năm theo nghề, ông đã đạt được Huy chương Vàng Quốc gia về Đ.ộc tấu Bộ gõ “Trống trận Quang Trung”, 2 Huy chương Bạc về sáo Hmông và đàn B.ầu, đồng thời được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú (năm 2015).
NSƯT Đức Dậu
Ông s.inh ra và lớn lên trong một gia đình tiểu tư sản có tiếng ở Phố Huế, Hà Tây (Hà Nội ngày nay). Gia đình ông đã sớm sắp đặt ông theo học ngành y để trở thành bác sĩ, nhưng chỉ sau một lần rung động trước âm thanh da diết, nỉ non của tiếng đàn B.ầu, niềm say mê bất tận với nhạc cụ dân tộc, ông đã quyết định theo học nhạc cụ dân tộc.
Sau một thời gian học nghề, ông chính thức được nhân vào biểu diễn tại Đoàn ca múa của Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, năm 1980 ông và 6 anh em trong gia đình quyết định thành lập Đoàn nhạc gõ Phù Đổng. Sự n.ghiệp sưu tầm nhạc cụ của ông cũng bắt đầu từ khi quyết định vào TP HCM cùng nhóm nhạc gõ (1986).
Điều khiến giới chuyên môn nể phục ông chính là ý chí học nhạc khí và tìm cách sưu tập đúng loại nhạc cụ đó. Ông học sáo Mèo (H’Mông) từ nghệ sĩ Lương Kim Vĩnh (vua sáo Mèo của đoàn ca múa Lào Cai), học đàn Goong và T’rưng từ nghệ sĩ Thảo Giang thuộc Đoàn ca múa Đam San… và cứ thế ông trở thành người có bộ sưu tập nhạc cụ nổi tiếng.
Đoàn nhạc gõ Phù Đổng đã được thành lập hơn 40 năm, kh.ông chỉ trình diễn trong nước mà còn nhiều lần sang các quốc gia khác biểu diễn như: Mỹ, Singapore, Đài Loan, Đức, Pháp, Thụy Sĩ… qua đó lan tỏa những giá trị tâm linh, quốc hồn, quốc túy ẩn chứa bên trong mỗi một nhạc khí của dân tộc Việt Nam đến với người nghe trên khắp thế giới.
Ông ra đi, để lại bộ sưu tập đồ sộ lên tới 200 nhạc cụ dân tộc và gần 2000 hiện vật như Tù Và Ngà voi, Tù Và đá, trống Cheng (Tây Bắc), đàn Pơ – rố, dàn chiêng tre 13 thanh (Tây Nguyên) … và nhiều nhạc cụ khác đến từ khắp các vùng miền trên cả nước.
Tang lễ của NSƯT Đức Dậu được t.ổ ch.ức tại Chùa Vĩnh Nghiêm (339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM).
Lễ động quan l.úc 8 giờ ngày 15-12, sau đó linh cữu được hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.