Bất ngờ tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam tăng nhanh nhất Thế Giới, vượt mặt cả Trung Quốc và Ấn Độ: Xem báo cáo con số cụ thể mà ‘s;ố;c nặng’

Theo số liệu ghi nhận, Mỹ không phải là quốc gia có tỷ lệ sở hữu ô tô cao nhất thế giới. Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ sở hữu ô tô nhanh nhất Thế giới, theo sau là Trung Quốc và Ấn Độ.

Tại Việt Nam, tỷ lệ sở hữu ô tô đang chứng kiến một sự bùng nổ. cứ 1.000 người thì có 55 người sở hữu ô tô, phản ánh xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu tại quốc gia này.

Sự tăng trưởng này không chỉ đơn giản là một con số mà còn là biểu hiện của sự thay đổi về mặt kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020, khi tỷ lệ sở hữu ô tô tăng với tốc độ ấn tượng 17%/năm, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng sở hữu ô tô nhanh nhất thế giới.

Trên phạm vi toàn cầu, năm 2020 ghi nhận Mỹ với 289 triệu ô tô lưu hành, chiếm khoảng 18% tổng số ô tô toàn cầu, tăng gấp hơn hai lần so với những năm 1960. Dù vậy, Mỹ không phải là quốc gia có tỷ lệ sở hữu ô tô cao nhất thế giới.

Theo dữ liệu từ Tổ chức Các nhà sản xuất ô tô quốc tế (OICA), New Zealand dẫn đầu danh sách với tỷ lệ sở hữu ô tô cực kỳ cao, khi gần 9 trên 10 người dân sở hữu ô tô.

Điều này càng trở nên đặc biệt khi xét đến tỷ lệ trẻ em chiếm khoảng 20% dân số. Quốc gia này chủ yếu nhập khẩu xe cũ từ Nhật Bản, nhờ các quy định nhập khẩu được nới lỏng từ những năm 1980 và sự thuận tiện của vô lăng bên phải.

Ở Mỹ, sự ưa chuộng đặc biệt dành cho xe tải và xe thể thao đa dụng (SUV) được thể hiện qua việc Ford F-1 Series trở thành xe bán chạy nhất trong 42 năm liên tiếp đến năm 2020.

Trong khi đó, tại châu Âu, Ba Lan nổi bật với tỷ lệ ô tô trên đầu người cao nhất thế giới. Tuy nhiên, quốc gia này lại có tỷ lệ sử dụng xe điện thuộc hàng thấp nhất trong khu vực, chỉ 0,1% so với mức 16% ở các quốc gia hàng đầu như Na Uy và bình quân 0,8% trong Liên minh châu Âu (EU).


Sự tăng trưởng mạnh mẽ về tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam, cùng với những so sánh trên phạm vi toàn cầu, không chỉ phản ánh sự thay đổi trong thói quen di chuyển mà còn là minh chứng cho sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống của người dân.