Luật giao thông đường bộ quy định người dân khi vi phạm các lỗi sau đây sẽ bị tịch thu phương tiện giao thông.
Những lỗi vi phạm giao thông bị tịch thu xe
– Đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép (khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 34).
– Điều khiển xe thực hiện các hành vi sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp (điểm a, điểm b khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều 17):
+ Không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
+ Sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;
+ Sử dụng Giấy đăng ký xe bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (điểm b khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 17).
– Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi (điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 và điểm c khoản 10 Điều 6):
Thời hạn tạm giữ giấy tờ hoặc phương tiện là lâu lâu?
– Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
- a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
- b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
- c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định
– Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Khi đến nhận phương tiện bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– Quyết định trả lại phương tiện đang bị tạm giữ
– Chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ có liên quan của người đến nhận
– Nếu ủy quyền cho người khác đến nhận lại xe bị tạm giữ thì phải có văn bản ủy quyền.
+ Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
+ Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
+ Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
+ Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.