Lái xe lâu năm chia sẻ những kinh nghiệm lùi/đỗ xe an toàn mà các bạn nên biết

Chia sẻ những kinh nghiệm lùi/đỗ xe an toàn

1. Điều chỉnh gương chiếu hậu cho tầm nhìn rộng nhất

cach lui chuong doc

Gương chiếu hậu là bộ phận giữ vai trò quan trọng, nhất là khi lùi chuồng. Vì vậy, trước khi lùi xe, bạn cần chỉnh gương chiếu hậu sao cho thu được tầm quan sát tốt nhất về lốp xe phía sau, tốt nhất là áp dụng chỉnh gương góc hẹp.

Nếu muốn mở rộng góc quan sát rộng hơn, bạn có thể lắp thêm gương cầu lồi dành cho ô tô.

2. Lùi chậm từ từ, không nóng vội

Số lùi là số khỏe nhất, hoạt động nhanh hơn số 1. Vì vậy, khi lùi xe, bạn chỉ nên duy trì tốc độ chậm. Điều này giúp việc điều chỉnh dễ dàng hơn, tránh lùi quá đà, mất thời gian tiến lên và lùi lại.

Bên cạnh đó, lùi xe chậm còn giúp tài xế kịp thời xử lý các tình huống hoặc chướng ngại vật bất ngờ.

3. Chú ý cả trước lẫn sau

Khi lùi xe, bạn cần quan sát cẩn thận cả trước và sau vì khi đánh lái, mũi xe thường hướng ra ngoài. Nếu không chú ý, có thể bạn sẽ gặp sự cố khi gặp vật cản, người đi bộ hoặc xe trước chạy ngang qua.

4. Nếu chưa lùi chuồng quen, bạn nên xuống xe quan sát

Ước lượng sai khoảng cách, vị trí là những lỗi xảy ra phổ biến khi lùi chuồng dọc. Vì vậy, bạn nên xuống xe quan sát để có thể nhìn vị trí thực tế và lùi xe chuẩn hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo lắp thêm cảm biến lùi và camera ô tô để hỗ trợ quá trình lùi xe an toàn, nhanh chóng hơn. Liên hệ Vietmap qua Hotline 1800.5555.46 để được tư vấn chọn mua camera lùi xe ô tô phù hợp hoặc xem thông tin về sản phẩm tại website vietmap.vn.

Những dòng xe nguy hiểm khi lùi chuồng

cach lui chuong doc

Điểm mù ô tô là những điểm khiến người lái không thể quan sát được từ vị trí ghế lái. Tùy vào kích thước, cấu trúc thiết kế mà mỗi dòng xe sẽ có điểm mù khác nhau. Xe có điểm mù càng lớn, việc lùi xe càng gây nguy hiểm.

Dưới đây là thông tin về số liệu đo độ nguy hiểm khi lùi của một số dòng xe phổ biến

Xe sedan cỡ nhỏ: Vùng mù thường là 3.66m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 7.32m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.

Xe sedan cỡ trung bình: Vùng mù thường là 3.96m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 7.01m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.

Xe sedan cỡ lớn: Vùng mù thường là 3.96m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 7.01m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.

Xe Wagon hoặc Hatchback: Vùng mù thường là 2.74m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 4.57m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.

Xe SUV cỡ nhỏ: Vùng mù thường là 3.96m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 6.70m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.

Xe SUV cỡ trung bình: Vùng mù thường là 5.49m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 8.53m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.

Xe SUV cỡ lớn: Vùng mù thường là 5.79m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 9.45m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.

Xe Minivan: Vùng mù thường là 4.57m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 7.92m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.

Xe bán tải Pickup: Vùng mù thường là 7.32m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 10.67m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.

Xe thể thao: Vùng mù thường là 3.96m đối với người lái có chiều cao trung bình khoảng 1.73m và 6.40m đối với người lái có chiều cao khiêm tốn khoảng 1.54m.

Có thể thấy, xe có kích thước càng lớn thì độ nguy hiểm bởi điểm mù càng cao. Bên cạnh đó, xe ô tô không mui và có hai chỗ ngồi nhỏ, hoặc xe hatchback thường có vùng mù nhỏ. Ngoài ra, xe bán tải là loại xe có vùng mù dài nhất.